Tránh 4 thói quen gây bệnh viêm họng hầu như ai cũng mắc phải

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Tránh 4 thói quen gây bệnh viêm họng hầu như ai cũng mắc phải
Hầu hết chúng ta ai cũng có ít nhất một lần trong đời bị viêm họng “ghé thăm”. Cảm giác đau rát và sưng tấy nơi cổ họng không dễ chịu một chút nào và bạn luôn sẵn sàng tìm mọi cách để xoa dịu cảm giác đó. Tuy nhiên những có những thói quen gây bệnh viêm họng xuất phát từ chính bạn mà chẳng hề hay biết.

Hầu hết chúng ta ai cũng có ít nhất một lần trong đời bị viêm họng "ghé thăm". Cảm giác đau rát và sưng tấy nơi cổ họng không dễ chịu một chút nào và bạn luôn sẵn sàng tìm mọi cách để xoa dịu cảm giác đó. Tuy nhiên bạn có biết rằng có rất nhiều thói quen gây bệnh viêm họng xuất phát từ cuộc sống thường ngày là nguyên nhân khiến bạn dễ dàng "kết thân" với viêm họng hay không? Hãy cùng suckhoehangngay.vn tìm hiểu xem đó là những gì nhé!

1. Khoái ăn đồ lạnh

Đá viên, nước lạnh, kem ly… chắc hẳn là món khoái khẩu của nhiều người, nhất là trẻ nhỏ. Đặc biệt là trong mùa nóng, ai cũng muốn thưởng thức cảm giác mát lạnh, sảng khoái để giải nhiệt cơ thể. Cũng chính vì vậy mà mùa hè là mùa rất dễ bị viêm họng do các niêm mạc phải chịu cái lạnh đột ngột, không kịp điều tiết dễ dẫn đến bị tổn thương.

Bên cạnh đó, nếu dễ bị viêm họng, hoặc đang bị viêm họng mà vẫn chủ quan ăn kem, thì bệnh rất dễ bị tái phát hoặc tăng nặng. Lý do là bởi trong kem có chứa hàm lượng đường rất cao, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, trong đó có viêm họng, viêm nướu, sâu răng…

2. Nghiện đồ cay, nóng

Rất nhiều người có thói quen gây bệnh viêm họng này. Họ "nghiện" những thực phẩm có tính chất cay, nóng như ớt, hạt tiêu, sa tế…cũng có thể khiến bạn bị viêm họng. Đây là những phụ gia không thể thiếu cho những món ăn ngon.

Vị cay xè, bỏng rát trong cổ họng có thể đem lại cho bạn cảm giác xuýt xoa vì vị ngon, nhưng cũng khiến cho niêm mạc họng của bạn bị tổn thương, lâu dài có thể bị bào mòn, thậm chí teo dần. Khi đó, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi khiến cho niêm mạc họng bị khô và đóng vảy mỏng. Họng sẽ trở nên rộng hơn và nguy cơ bị viêm họng mãn tính cũng sẽ tăng cao.

3. Hút thuốc lá

Đây là một thói quen gây bệnh viêm họng và rất nhiều bệnh hô hấp khác mà nhiều người mắc phải. Chưa đề cập đến hàm lượng chất độc có trong khói thuốc lá, chỉ cần làn khói nóng khi hít vào thanh quản cũng đủ làm tổn thương các niêm mạc ở đây. Tình trạng sưng, xuất huyết kéo dài có thể dẫn đến ung thư vòm họng.

Bên cạnh đó, trong khói thuốc có tới hơn 7000 hóa chất, trong đó có hidro xyanua, ammoniac là những chất cực độc. Cộng thêm chất gây nghiện nicotin, người nghiện thuốc lá rất khó bỏ thói quen hút thuốc, rất dễ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng về đường hô hấp, từ viêm họng, viêm phổi…Ngoài ra, khói thuốc cũng làm phì đại tuyến dưới niêm mạc khiến tăng tiết chất nhầy dẫn đến tắc nghẽn khí quản.

Lúc người hút thuốc lá hít mạnh vào, nhiệt độ ở đầu điếu thuốc là 70 – 80oC, làn khói nóng chỉ đi qua một đoạn đường ngắn là vào đến thanh quản. Điều này vô cùng độc hại niêm mạc ở họng và thanh quản, dẫn đến hiện tượng sưng niêm mạc và xuất huyết. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến ung thư thanh quản và vòm họng. Bên cạnh đó, khói thuốc cũng làm phì đại tuyến dưới niêm mạc (submucosal), tăng tiết chất nhầy, làm rối loạn môi trường đường hô hấp và tắc nghẽn khí quản.

4. Thở bằng miệng

Mũi là cửa ngõ đường hô hấp, giúp lọc không khí và các chất bụi bẩn trước khi đi xuống phổi, cung cấp dưỡng khí cho toàn bộ sự sống của cơ thể. Nếu vì một nguyên do nào đó mà bạn phải thở bằng miệng, thì nguy cơ nhiễm khuẩn họng của bạn sẽ tăng cao do không khí không được lọc mà được đưa vào trực tiếp.

Bên cạnh đó, cách thở như vậy cũng làm cho họng không giữ được độ ấm, đồng thời lại tăng sự ẩm ướt từ không khí vào khiến họng rất dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn đến đau họng hoặc viêm họng mãn tính, viêm amidan. Nếu bạn đang có thói quen gây bệnh viêm họng này thì tốt hơn hết nên khắc phục nhanh chóng.

Trên đây là một số thói quen gây bệnh viêm họng khó bỏ rất dễ khiến bạn phải "kết thân" với viêm họng mãn. Tuy nhiên bạn cần cố gắng hạn chế và từ bỏ những hành động có thể gây hại cho cổ họng của bạn, tránh để bệnh tái phát và khó chữa trị một cách dứt điểm. Chúc bạn luôn vui khỏe!

Tác giả: Thanh Hoa