Tràn khí màng phổi: Từ A đến Z về tình trạng tràn dịch màng phổi mà bạn cần biết

Tràn khí màng phổi: Từ A đến Z về tình trạng tràn dịch màng phổi mà bạn cần biết
Tràn khí màng phổi là một trong những bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra với mọi độ tuổi. Do đó cần kịp thời phát hiện và chữa trị đúng cách. Cùng tìm hiểu về căn bệnh lý này qua bài viết dưới đây!

Nếu tình trạng tràn khí màng phổi ở mức độ nhỏ, không biến chứng thì có thể nhanh chóng tự chữa lành, nhưng khi trầm trọng hơn, một loạt các biến chứng xảy ra có thể gây mất mạng.

1. Tràn khí màng phổi là gì?

Tràn dịch màng phổi tình trạng khi khí trong khoang màng phổi xuất hiện. Bình thường, trong khoang màng phổi không có không khí. Khí vào khoang màng phổi có thể có do nhiều cơ chế khác nhau như: do các vết thương thành ngực làm không khí qua lỗ hở của thành ngực đi vào khoang màng phổi, do việc vỡ các bóng khí, những bất thường của cơ hoành.

Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể do có chấn thương ổ bụng, vỡ ruột, thủng cơ hoành, từ đó không khí tràn khoang màng phổi.

Tràn khí màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị   - Ảnh 1.

Xảy ra khi khí trong khoang màng phổi xuất hiện (Nguồn: Internet)

2. Nguyên nhân tràn khí màng phổi

Dưới đây là 2 loại tràn khí màng phổi và được chia thành 2 nguyên nhân khác nhau:

Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát

Đây là dạng tràn khí màng phổi thường xuất hiện mà không có lý do cụ thể ở một người khỏe mạnh. Nguyên nhân được cho là do rách một phần nhỏ của màng phổi tạng thường ở gần đỉnh phổi. Tuy nhiên vẫn không có lý do rõ ràng giải thích điều này. Các vết rách thường xảy ra tại bộ phận có các bóng khí cạnh màng phổi.

Cạnh màng phổi có thể có những bóng khí nhỏ, các thành của bóng khí không đủ mạnh như nhu mô phổi bình thường và có thể gây rách. Lúc này không khí trong phổi sẽ thoát ra nhưng lại bị mắc kẹt giữa thành ngực và phổi. Hầu hết các trường hợp do nguyên nhân này thường gặp ở người lớn khỏe mạnh mà chưa từng có bất kỳ bệnh lý về phổi nào, đặc biệt phổ biến ở những người cao và gầy.

Thường gặp tràn khí màng phổi ở đàn ông nhiều hơn phụ nữ. Với những người trên 40 tuổi sẽ hiếm gặp phải tình trạng tràn khí màng phổi tự phát hay nguyên phát. Bên cạnh đó bệnh cũng phổ biến hơn ở những người hút thuốc so với người không hút thuốc. Khói thuốc lá dường như là nguyên nhân khiến thành của các bóng khí yếu và dễ bị rách.

Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát

Tràn khí màng phổi thứ phát là biến chứng của một bệnh lý phổi đang mắc. Nếu bệnh phổi làm suy yếu màng phổi sẽ xảy ra tình trạng tràn khí màng phổi. Do màng phổi suy yếu, dễ rách, từ đó khiến không khí thoát khỏi phổi.

Vì thế, tình trạng này có thể là biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) do có bóng khí phát triển nhiều. Bên cạnh đó, các bệnh phổi khác cũng có thể gây biến chứng tràn khí màng phổi như: lao phổi, viêm phổi, xơ nang, xơ hóa phổi vô căn, ung thư phổi.

Ngoài 2 nguyên nhân trên còn những lý do khác như chấn thương ngực có thể gây tràn khí màng phổi. Không chỉ thế, phẫu thuật vùng ngực cũng có thể gây ra tình trạng này.

3. Triệu chứng tràn khí màng phổi

Triệu chứng phổ biến là đau ngực đột ngột dữ dội ở một bên ngực, khi hít vào cơ đau sẽ càng tăng cao. Người bệnh có thể cảm thấy khó thở, tràn khí màng phổi càng nhiều, thì tình trạng khó thở càng tăng. Một số triệu chứng khác có thể gặp là sốt hay ho nếu là do bệnh lý ở phổi hoặc chấn thương ngực.

=>> Tìm hiểu thêm triệu chứng tràn khí màng phổi ở các mức độ khác nhau qua bài viết: Các mức độ tràn dịch màng phổi từ thấp đến cao bạn cần nắm rõ

Tràn khí màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị   - Ảnh 2.

Triệu chứng phổ biến là đau ngực đột ngột dữ dội ở một bên ngực (Nguồn: Internet)

4. Yếu tố làm tăng nguy cơ bị tràn khí màng phổi

Những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ bị tràn khí màng phổi:

- Giới tính: Nam giới nhiều khả năng mắc bệnh hơn so với nữ giới tuy nữ giới có thể phát triển một dạng hiếm của tràn khí màng phổi liên quan đến kinh nguyệt.

- Người hút thuốc: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến mắc bệnh tràn khí màng phổi tự phát.

- Tuổi tác trở thành yếu tố làm tăng nguy cơ bị tràn khí màng phổi vì bệnh này thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi, đặc biệt là nếu người đó gầy và nhẹ cân.

- Bệnh phổi: Có tiền sử bệnh phổi, khí phế thũng, từ đó dẫn tới phổi dễ bị xẹp.

5. Tràn khí màng phổi gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?

Biến chứng nguy hiểm của tình trạng tràn khí màng phổi gây ra đối với sức khỏe con người như sau:

- Nồng độ oxy trong máu thấp: Do lý do gây tràn khí màng phổi gây căng hay xẹp và có thể nén phổi, không khí có trong phổ ít hơn và ít oxy đi vào máu. Điều này dẫn tới oxy máu thấp hơn so với nồng độ oxy trong máu bình thường. Thiếu oxy có thể dẫn tới các hoạt động cơ bản của cơ thể bị phá vỡ và thậm chí là đe dọa tính mạng.

- Chèn ép tim: Nếu bệnh phát triển theo chiều hướng xấu, áp lực ngày càng tăng, nén cả phổi lành và tim. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến đưa máu đến tim và dẫn đến chức năng tim bị mất.

- Suy hô hấp: Hiện tượng này diễn ra khi nồng độ oxy trong máu giảm quá thấp và lượng carbon dioxide cao vượt trội. Oxy máu quá thấp có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim và bất tỉnh còn carbon dioxide cao gây lú lẫn, buồn ngủ và hôn mê.

6. Chẩn đoán bệnh đúng cách

Tràn khí màng phổi thường được các bác sĩ chẩn đoán bằng phương pháp chụp X-quang. Các xét nghiệm đôi khi được chỉ định, bao gồm:

- Chụp CT scan: CT là một kỹ thuật X quang cho ra các hình ảnh chi tiết hơn phương pháp chụp X quang bình thường. Điều này có thể được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ tràn khí màng phổi sau khi kiểm tra ở bụng hoặc ngực. Phương pháp này có thể giúp xác định có bệnh tiềm ẩn gây ra xẹp phổi hay không.

- Thực hiện xét nghiệm máu, có thể được áp dụng để đo mức độ oxy trong máu động mạch.

7. Điều trị tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị   - Ảnh 3.

Tràn khí màng phổi có thể để lại hậu quả nguy hiểm (Nguồn: Internet)

Nếu tràn khí màng phổi ở mức độ nhẹ, lượng khí vào phổi ít, có thể không cần thiết phải điều trị vì có khả năng tự hết trong một vài ngày. Sau từ 7-10 ngày bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang để kiểm tra chính xác. Nếu người bệnh bị đau nhiều thì có thể dùng thuốc giảm đau trong vài ngày.

Còn trong trường hợp tràn khí màng phổi lượng lớn hơn hay bị khó thở thì bắt buộc phải dẫn lưu không khí bị tích tụ. Phương pháp sử dụng là đưa một ống dẫn lưu rất mỏng xuyên qua thành ngực. Một ống tiêm lớn có một van ba chiều sẽ được gắn vào ống nhỏ để luồn qua thành ngực. Sau khi không khí vào trong ống tiêm, bác sĩ sẽ vặn van ba chiều để loại không khí trong ống tiêm ra ngoài. Điều này sẽ được làm liên tục cho tới khi loại hết không khí trong khoang màng phổi ra ngoài.

Tràn khí màng phổi có thể để lại hậu quả nguy hiểm, có thể tái phát lại. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo nguyên tắc điều trị của bác sĩ. Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường hãy tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

8. Dinh dưỡng cho người bị tràn khí màng phổi

Đầu tiên người bị tràn khí màng phổi phải đảm bảo có cân nặng lý tưởng. Trung bình, người mắc bệnh cần nạp từ 1.800 - 2.200 calorie/ngày với thành phần thức ăn chính là tinh bột và protein.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên theo dõi cân nặng thường xuyên, nếu tăng khoảng 2kg/tuần thì nên đi khám. Chú ý tới các nguyên nhân dẫn tới cân nặng tăng nhanh như sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc loại corticoid...

Tràn khí màng phổi: Từ A đến Z về tình trạng tràn dịch màng phổi mà bạn cần biết - Ảnh 5.

Chọn thực phẩm lành mạnh (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó người bệnh phải uống đủ nước hàng ngày để nạp đầy lượng nước mất qua hơi thở, mồ hôi, nước tiểu. Khi cơ thể mất nước sẽ ảnh hưởng xấu tới đường hô hấp. Bạn cũng nên giảm lượng muối trong chế độ ăn vì nếu dư thừa sẽ dẫn tới cơ thể trong tình trạng giữ nước lại và làm tăng sự co bóp của cơ tim, từ đó suy hô hấp nặng lên. Do đó, lượng muối nạp vào hàng ngày nên duy trì ở mức dưới 3g/ngày.

Bạn cũng tránh thực phẩm chứa nhiều tinh bột và có tính chất dễ sinh hơi như hành tây, súp lơ và một số loại gia vị cay nóng như hạt tiêu, tỏi, ớt,... Ăn quá nhiều tinh bột dễ làm tăng lượng CO2 máu và dễ sinh hơi gây trướng bụng gây khó thở và trào ngược.

9. Phòng tránh bệnh COPD

Các thói quen sống lành mạnh có thể giúp bạn giữ cho phổi của mình khỏe mạnh:

Bỏ thuốc lá

Nếu bạn vẫn đang hút thuốc, hãy dừng lại ngay bây giờ. Nếu bạn gặp khó khăn khi làm việc này, hãy nhờ bác sĩ giúp đỡ. Hiện tại có nhiều loại thuốc và chương trình cai thuốc lá hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh khói thuốc lá.

Tràn khí màng phổi: Từ A đến Z về tình trạng tràn dịch màng phổi mà bạn cần biết - Ảnh 6.

Hãy bỏ thuốc lá (Nguồn: Internet)

Tránh ô nhiễm không khí

Các phơi nhiễm nghề nghiệp có liên quan đến tình trạng này bao gồm bụi than, khói hóa chất, bụi bê tông, bụi khoáng và bông hoặc bụi hạt. Một nghiên cứu cho thấy những loại ô nhiễm này có thể góp phần vào khoảng 20% các trường hợp COPD.

Biết lịch sử gia đình của bạn

Có một số thành phần di truyền làm tăng nguy cơ mắc COPD vì một số người có tiền sử gia đình mắc bệnh sớm hơn và nghiêm trọng hơn. Thiếu alpha 1 antitrypsin là một bệnh di truyền bạn cần biết. Nếu bạn có gen của bệnh này, bạn có thể bị COPD mà không phải do yếu tố hút thuốc.

Trên đây là những thông tin liên quan từ A - Z về bệnh tràn khí màng phổi. Hãy duy trì lối sống khỏe mạnh và giữ gìn bản thân thật tốt để giảm các nguy cơ mắc bệnh.


Tác giả: Trang Lê