Bệnh trầm cảm là một trong những chứng rối loạn tâm trạng, nó gây ra các cảm giác như buồn chán, mệt mỏi, buồn ngủ, chán nản kéo dài dai dẳng.
Chứng bệnh trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và cách hành xử của người bệnh và gây nghiêm trọng đến cả tinh thần và thể chất.
Suy nhược thần kinh là bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, bệnh do những ảnh hưởng của rối loạn chức năng vỏ não và các trung khu dưới vỏ não gây nên. Suy nhược thần kinh được xác định nguyên nhân là do các vấn đề tâm lý.
Như vậy bệnh trầm cảm và suy nhược thần kinh đều là các bệnh về tâm lý, thần kinh và tuy nhiên trầm cảm là bệnh liên quan đến cảm xúc, tâm trạng trong khi suy nhược thần kinh xuất phát từ vỏ não.
Trầm cảm và suy nhược thần kinh đều là các bệnh về tâm lý, thần kinh (Ảnh: Internet)
Trầm cảm là bệnh về tâm lý, đặc trưng bởi 2 dấu hiệu chính là trạng thái buồn chán và giảm hứng thú với mọi thứ xung quanh, các triệu chứng này kéo dài từ 2 tuần trở lên.
Một số dấu hiệu khác như: tâm trạng cô đơn, lạc lõng, suy nghĩ tiêu cực, hay nổi giận, cảm thấy tự ti, tội lỗi, nghĩ mình là người vô dụng, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, tăng hoặc giảm cân đột ngột, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, lười vận động,… và nguy hiểm hơn là người bệnh thường có những hành vi gây hại đến bản thân, hay nghĩ đến việc tự tử, về cái chết.
Cho đến nay, nguyên nhân gây trầm cảm vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng trầm cảm gây nên bởi sự tác động qua lại giữa yếu tố bên ngoài (văn hóa, mối quan hệ xã hội, truyền thống gia đình,…) và yếu tố bên trong (rối loạn hormon, tổn thương não, thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh,…).
Suy nhược thần kinh có các biểu hiện như: rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi (một trong những biểu hiện nhầm lẫn giữa trầm cảm và suy nhược thần kinh), rối loạn lo âu, hoảng loạn, trầm cảm,...
Cả trầm cảm và suy nhược thần kinh nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, làm hạn chế khả năng học tập, lao động và làm người bệnh có những hành vi khó kiểm soát, gây nguy hại đến bản thân và người xung quanh.
Trầm cảm và suy nhược thần kinh nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống (Ảnh: Internet)
Suy nhược thần kinh có tên gọi khác là tâm căn suy nhược, một số người còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật. Đây là một hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, được định nghĩa là do những rối loạn chức năng vỏ não và trung khu dưới vỏ gây nên.
Cụ thể hơn, bệnh do các nguyên nhân chính như: chấn thương vỏ não, sang chấn tâm lý, dinh dưỡng không đầy đủ, học tập và lao động quá sức, sử dụng chất kích thích,… thường gặp ở những đối tượng trong độ tuổi lao động.
Các triệu chứng đặc trưng của suy nhược thần kinh kéo dài trên 3 tháng như: mệt mỏi, mất ngủ, lo âu, căng thẳng, hồi hộp, đánh trống ngực, đau nhức mình mẩy, nghi mình có bệnh (như bệnh tim mạch, tiêu hóa, hô hấp…).
Suy nhược thần kinh có tên gọi khác là tâm căn suy nhược, một số người còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật. (Ảnh: Internet)
Suy nhược thần kinh nếu không được chú ý phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ sa sút tinh thần, cảm thấy cuộc sống vô nghĩa, chán nản và rơi sâu vào trạng thái trầm cảm.
Như vậy, có thể thấy rằng, suy nhược thần kinh không phải là trầm cảm, nhưng lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Nhận biết được mối quan hệ này có thể sẽ giúp cho việc hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, trầm cảm dễ dàng hơn.
Để điều trị trầm cảm, y học hiện đại thường dùng các loại thuốc như thuốc an thần gây ngủ, thuốc chống trầm cảm ba vòng, đa vòng,... Còn đối với điều trị suy nhược thần kinh, thường phải sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc như thuốc bổ máu, tăng tuần hoàn, thuốc giảm đau để điều trị triệu chứng,…
Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm bệnh trầm cảm do suy nhược thần kinh cần phải sử dụng rất nhiều các loại thuốc và không thể tránh khỏi việc lệ thuộc thuốc cũng như các tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, thần kinh, tim mạch,…