Trầm cảm và rối loạn lo âu có phải là một bệnh?

Trầm cảm và rối loạn lo âu có phải là một bệnh?
Chúng ta thường xuyên nghe tới trầm cảm và rối loạn lo âu cũng như ảnh hưởng của nó tới xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người lại có suy nghĩ chưa đúng về nó, nhất là khi cho rằng trầm cảm và rối loạn lo âu là một bệnh.

Mặc dù đã có rất nhiều báo cáo của các chuyên gia y tế nhằm phân biệt trầm cảm và rối loạn lo âu tuy nhiên hiện nay giữa các bệnh nhân vẫn bị nhầm lẫn do các triệu chứng giống nhau giữa hai căn bệnh này. 

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới WHO thống kê, số lượng mắc đồng thời cả trầm cảm và rối loạn lo âu ngày càng cao, nếu một bệnh nhân mắc bệnh này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh kia và ngược lại. Do đó, nếu không được can thiệp đúng, người bệnh sẽ dễ bị bỏ sót bệnh hoặc thậm chí là chẩn đoán nhầm.

1. Rối loạn lo âu và hội chứng trầm cảm có đặc điểm gì chung?

Một trong những nguyên nhân khiến cho cả hội chứng trầm cảm và rối loạn lo âu đều có nhiều dấu hiệu bệnh chung đó là do sự thay đổi của chất dẫn truyền thần kinh serotonin, dopamine và epinephrine bên trong cơ thể. Bệnh nhân mắc một trong hai hoặc đồng thời cả trầm cảm và rối loạn lo âu đều có nồng độ serontonin thấp.

Ngoài ra, cả hai đều mang lại những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực kéo dài, khiến người bệnh dễ mất niềm tin vào cuộc sống cũng như bản thân. Đồng thời, các triệu chứng cũng khá tương tự như:

- Buồn nôn

- Gặp vấn đề về dạ dày, tiêu hóa

- Thường xuyên đau, mệt mỏi kéo dài mà không rõ lý do 

- Đau đầu, căng cơ và đau nửa đầu

Chính vì vậy, bác sĩ lâm sàng không đúng chuyên khoa tâm thần khá dễ dàng nhầm lẫn giữa chẩn đoán 2 bệnh này, hoặc nghĩ rằng chúng chỉ là những rối loạn dạng cơ thể đơn thuần.

Ảnh 1.

Ảnh: Internet

2. Cách phân biệt hội chứng trầm cảm và rối loạn lo âu? 

Mặc dù có nhiều điểm chung từ nguyên nhân đến triệu chứng giữa hội chứng trầm cảm và lo âu tuy nhiên đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau cần phải phân biệt. 

Triệu chứng đặc hiệu của chứng rối loạn lo âu như sau:

- Quá lo lắng hoặc nghiêm trọng hóa các vấn đề đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra

- Sợ hãi khi gặp các sự kiện quan trọng hoặc khi gặp các sai sót, tệ hại dù đã chuẩn bị tốt

- Nhiều năng lượng mặc dù lo lắng

- Thường xuyên có các phản ứng đấu tranh hay bỏ chạy, run rẩy, chảy mồ hôi, cảm giác muốn bỏ chạy hoặc bừng bừng. 

- Các vấn đề về rối loạn sức khỏe, đặc biệt là tim mạch như hồi hộp, triệu chứng bệnh thần kinh tim. 

- Các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, các vấn đề về hô hấp như tăng thông khí.

Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Trong khi những người mắc hội chứng trầm cảm thường hay có triệu chứng:

- Luôn buồn rầu, vô vọng về tương lai

- Cảm giác chán nản, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là suy nghĩ tự tử. 

- Luôn cảm thấy mất năng lượng - đây là điều hoàn toàn ngược lại với người mắc rối loạn lo âu - khiến cơ thể chậm chạp, mệt mỏi cả ngày, đầu óc không muốn suy nghĩ

- Thay đổi khẩu vị, cảm giác chán ăn

- Rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng

Về các vấn đề triệu chứng cơ thể, thì trầm cảm thường gây cho người bệnh ít triệu chứng hơn Rối loạn lo âu, nhưng vấn đề tâm thần thì nó lại gây tác hại nặng nề lên sức khỏe tâm thần của người bệnh hơn.

Ảnh 3.

Ảnh: Internet

3. Có thể nào bạn bị mắc cùng lúc trầm cảm và rối loạn lo âu hay không? 

Câu trả lời là có thể hoàn toàn xảy ra trường hợp này. Theo thống kê từ các nhà nghiên cứu, tỷ lệ người mắc cả hai bệnh cùng lúc lên tới 40%. Con số này rất đáng lo ngại tuy nhiên cũng hợp lý. Nguyên nhân là vì:

- Trầm cảm và rối loạn lo âu có cùng nguyên nhân gây bệnh nên chúng có độ tương quan rất cao về mặt bệnh lý

- Khi một người mắc rối loạn lo âu, tâm trạng của họ dễ đi xuống, mất hi vọng là điều thường xuyên xảy ra - đây là nguyên nhân khiến họ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. 

- Người bị trầm cảm, trong khi họ bị rối loạn về tâm thần khiến sự thay đổi về nhận thức cũng như các mối quan hệ xã hội cũng thay đổi theo. Dĩ nhiên, hậu quả khó tránh khỏi là họ dễ bị rơi vào cơn hoảng loạn của rối loạn lo âu.

Ảnh 4.

Ảnh: Internet

4. Điều trị dành cho người bệnh mắc hai bệnh này cùng một lúc như thế nào?

Về phương pháp điều trị, hiện nay các bác sĩ vẫn áp dụng các cách chữa khá tương đồng như được sử dụng thuốc, tâm lý học trị liệu. Tuy vậy tùy theo loại bệnh và tình trạng mà mức độ và thời gian sử dụng sẽ khác nhau.

Trầm cảm và rối loạn tiêu hóa là hai bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng có khá nhiều đặc điểm giống nhau về nguyên nhân lẫn dấu hiệu, triệu chứng biểu hiện. Tuy nhiên nếu không chẩn đoán chính xác có thể khiến chúng ta bỏ qua các ảnh hưởng của chúng và gây hậu quả nghiêm trọng hơn.

Tác giả: Phương Thuận