Trầm cảm và cảnh báo dấu hiệu bị bệnh Parkinson

Trầm cảm và cảnh báo dấu hiệu bị bệnh Parkinson
Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý đặc biệt và cũng không còn xa lạ với con người. Tuy nhiên, ít ai biết đây lại là một trong những cảnh báo sớm bạn có dấu hiệu bị bệnh Parkinson.

Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý đặc biệt thường được nhận biết bởi trạng thái buồn chán, mệt mỏi và có xu hướng tuyệt vọng, tìm đến cái chết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không hề hay biết, bệnh trầm cảm còn có liên quan đặc biệt đến các bệnh thần kinh khác và là một trong những tín hiệu cơ thể đang cảnh báo bạn đang có dấu hiệu bị bệnh Parkinson.

1. Trầm cảm có thể là cảnh báo bạn đang có dấu hiệu bị bệnh Parkinson

Trong một nghiên cứu cách đây không lâu, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên quan đặc biệt giữa trầm cảm và căn bệnh thần kinh Parkinson. Cụ thể, những bệnh nhân mắc bệnh này thường xuyên hoặc thỉnh thoảng có hiện tượng bị trầm cảm bên cạnh các dấu hiệu bị bệnh Parkinson khác. 

Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra bằng chứng cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu bị bệnh Parkinson xuất hiện triệu chứng trầm cảm với các rắc rối phức tạp hơn người bình thường. Đồng thời những bệnh nhân này có thể sẽ phải sử dụng thuốc vì ảnh hưởng của nó tới vận động so với những người mắc bệnh Parkinson khác không có dấu hiệu trầm cảm. 

Trầm cảm không còn xa lạ với thế giới nữa bởi những ảnh hưởng khủng khiếp mà nó gây ra cho cuộc sống hàng ngày. Căn bệnh này làm giảm chất lượng sống, khiến cho cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó khăn trong vận động. 

Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Các chuyên gia về bệnh Parkinson cho biết các triệu chứng của trầm cảm cũng quan trọng tương đương các vấn đề rối loạn vận động do Parkinson gây ra. Chính vì vậy cùng với việc điều trị chính là giúp giảm triệu chứng bệnh Parkinson, thì việc điều trị trầm cảm cũng là một phần quan trọng giúp cuộc sống người bệnh chất lượng hơn.

Trong thực tế, nghiên cứu đã cho thấy nguyên nhân khiến cho trầm cảm trở thành một trong những dấu hiệu bị bệnh Parkinson là vì chứng trầm cảm gây ảnh hưởng đến não, khiến cơ quan này có những thay đổi hóa học vô cùng nghiêm trọng.

Ngược lại, Parkinson cũng có thể dẫn tới trầm cảm với cơ chế tương tự như trên. Cụ thể là Parkinson gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của não giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tâm trạng – điển hình trong số đó là khu vực sản xuất serotonin, một chất trung gian hóa học liên quan trực tiếp đến chứng bệnh trầm cảm.

Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Bệnh Parkinson thường xuất hiện ở những người trên 60 tuổi (cũng có một số trường hợp trẻ hơn, khoảng trên 40 tuổi). Đây là một bệnh tương đối phổ biến với tỷ lệ mắc là 90-100/100.000 dân và tỷ lệ mới mắc là 20/100.000 dân/năm. Bản thân việc chẩn đoán bệnh và thái độ của những người xung quanh cũng gây một số thay đổi xấu về tâm lý ở bệnh nhân. Người bệnh Parkinson thường rất mệt mỏi hoặc có thể bị trầm uất nên sự động viên tình cảm của người thân và những người xung quanh là rất cần thiết.

Ảnh 3.

Ảnh: Internet

2. Làm thế nào để phòng tránh trầm cảm?

Phương pháp điều trị trầm cảm thường dùng hiện nay vẫn là điều trị nội khoa. Bên cạnh những loại thuốc điều trị, điều trị bằng tâm lý trị liệu là một phần quan trọng để giải thoát người bệnh khỏi trầm cảm. 

Bên cạnh việc dùng thuốc bệnh nhân nên có một chế độ tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa giúp thư thái tâm trí như đi bộ, yoga, thiền.

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị chuyên khoa cũng như các lưu ý về lối sống đã nêu trên thì người bệnh có thể sử dụng kết hợp thêm sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa chứng trầm cảm. Phương pháp này cũng mang lại tác dụng tích cực và an toàn cho người bệnh bởi không gây tác dụng phụ. 


Tác giả: Phương Thuận