Trầm cảm thời kỳ mang thai phòng ngừa như thế nào?

Trầm cảm thời kỳ mang thai phòng ngừa như thế nào?
Trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy việc phòng ngừa trầm cảm thời kỳ mang thai là việc làm rất cần rất thiết và quan trọng.

1. Nhận biết chứng trầm cảm thời kỳ mang thai như thế nào?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu rất nhạy cảm, có nhiều người bỗng dưng cảm thấy buồn chán, phiền muộn nhưng không rõ nguyên nhân. Theo thời gian những triệu chứng này sẽ càng trở nên trầm trọng hơn. Đây chính là những dấu hiệu bạn đầu của chứng trầm cảm thời kỳ mang thai.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị trầm cảm được xác định là do sự thay đổi hoocmon làm ảnh hưởng đến các chất hóa học kiểm soát tâm trạng và cảm xúc của mẹ bầu. Sự thay đổi của hoocmon cũng sẽ làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ và khiến cho bệnh trầm cảm xuất hiện.

Ảnh 1.

Mẹ bầu luôn cảm thấy buồn bã, chán nản là dấu hiệu của chứng trầm cảm (ảnh: internet)

Ngoài ra di truyền cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu mắc chứng trầm cảm thời kỳ mang thai. Nếu trong gia đình có người đã từng mắc chứng trầm cảm hoặc bị rối loạn cảm xúc thì mẹ bầu cũng sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị trầm cảm hơn trong thời gian mang thai.

Việc chị em mang thai khi còn quá trẻ cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị trầm cảm. Bệnh rối loạn tuyến giáp ở phụ nữ cũng có thể là nguyên nhân khiến chị em bị trầm cảm thời kỳ mang thai. Thậm chí khi mang thai, chị em luôn cảm thấy cô đơn, buồn tủi cũng rất dễ bị trầm cảm.

Để nhận biết chứng trầm cảm thời kỳ mang thai mẹ bầu có thể căn cứ vào những biểu hiện sau:

- Mẹ bầu luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, bồn chồn ngay cả khi không có chuyện gì xảy ra.

- Mẹ bầu bỗng dưng hoặc thường xuyên khóc nhiều dù không có chuyện buồn hay có bất kỳ lý do gì.

- Trở nên tách biệt và không muốn gần gũi với bạn bè, người thân hay bất cứ một ai xung quanh.

- Không còn hứng hay quan tâm đến những hoạt động bên ngoài.

- Tụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân.

- Thèm ăn hoặc không muốn ăn uống gì cả

- Khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn so với bình thường.

- Thiếu tập trung, cảm thấy khó đưa ra quyết định trước mọi vấn đề.

- Có suy nghĩ tìm đến cái chết hoặc tự sát.

- Bị đau đầu và đau bụng.

- Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, thậm chí ma túy.

Ảnh 2.

Khi bị trầm cảm mẹ bầu sẽ không còn hứng hay quan tâm đến những hoạt động bên ngoài (ảnh: internet)

2. Cách phòng ngừa chứng trầm cảm thời kỳ mang thai

Để không mắc chứng trầm cảm thời kỳ mang thai, các mẹ bầu nên thực hiện những phương pháp sau:

Cố gắng đơn giản hóa mọi vấn đề. Đây là cách giúp chị em giảm bớt các suy nghĩ trong khi mang thai và yêu bản thân nhiều hơn. Chị em không nên nghĩ ngợi quá nhiều và chỉ nên tập trung vào một số việc như dọn dẹp nhà cửa, đọc sách, nghỉ ngơi, thư giãn,...

Bên cạnh đó mẹ bầu hãy nói ra mọi chuyện, hãy nói ra những vấn đề khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng, bất an với những người thật sự tin tưởng và không nên giấu kín ở trong lòng.

Tìm cách để thư giãn, nếu mẹ bầu có những biểu hiện của trầm cảm thì hãy nghe nhạc để cân bằng lại cảm xúc, nghỉ ngơi và ăn uống khoa học cũng sẽ giúp mẹ bầu thoải mái hơn và không bị trầm cảm thời kỳ mang thai.

Tập thói quen ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập luyện, vận động cơ thể. Các mẹ nên chia bữa ăn thành những bữa nhỏ, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Trong khi mang thai mẹ bầu có thể tập những động tác yoga nhẹ nhàng, phương pháp này sẽ giúp mẹ bầu ổn định cảm xúc, tinh thần phát triển theo hướng tích cực và quan trọng hơn là phòng tránh chứng trầm cảm thời kỳ mang thai.

Ảnh 3.

Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp mẹ bầu tránh khỏi chứng trầm cảm khi mang thai (ảnh: internet)

Ăn socola đen, bởi socola đen sẽ giúp phụ nữ giảm mệt mỏi, phiền muộn khi mang thai. Từ đó giúp mẹ bầu không bị trầm cảm thời kỳ mang thai. Trong socola đen có chứa chất giúp giãn cơ và nở mạch máu, việc ăn socola sẽ giúp mẹ bầu tránh khỏi hội chứng tiền sản giật.

Như vậy, trầm cảm thời kỳ mang thai đã trở nên phổ biến ở các mẹ bầu. Để khắc phục chứng bệnh này, cách tốt nhất để chị em khắc phục chứng bệnh này là hãy giữ sức khỏe, ăn uống khoa học, thường xuyên vận động cơ thể và suy nghĩ tích cực hơn. Nếu có bất kỳ những dấu hiệu bất thường về tâm lý các mẹ hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

Tác giả: Đỗ Hoa