Nhiều người đến nay vẫn còn xa lạ với khái niệm trầm cảm theo mùa - một trong những căn bệnh nhiều người gặp phải nhất và cũng dễ tái phát nhất. Vậy trầm cảm theo mùa là gì?
Trầm cảm theo mùa hay còn gọi là hội chứng SAD (seasonal affective disorder) hay winter depression, winter blue là hội chứng rối loạn cảm xúc theo mùa. Tình trạng trầm cảm theo mùa thường xuất hiện vào mùa thu hoặc mùa đông và phục hồi sau khi thời gian mùa trong năm kết thúc.
Trầm cảm theo mùa có nhiều đặc điểm giống như với trầm cảm thông thường và có tính chu kỳ rõ rệt, nhưng lại rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như lo âu, buồn chán, mệt mỏi. Nếu không vượt qua được người bệnh dễ gặp các vấn đề về sức khỏe và tâm lý.
Hiện nay nhiều người vẫn chưa hề hay biết về căn bệnh này bởi đa phần bệnh nhân mắc bệnh thường coi nhẹ. Bài viết này sẽ cung cấp 13 điều cần lưu ý về căn bệnh trầm cảm theo mùa.
Biểu hiện của trầm cảm theo mùa phổ biến nhất là khoảng thời gian bước vào mùa thu, bắt đầu từ cuối tháng 9, hoặc tháng 10, mùa đông càng trầm trọng hơn. Trong thời điểm này bạn nên tập thói quen luyện tập thể thao, trò chuyện cùng bạn bè sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh và có thể ngăn ngừa béo phì.
Ảnh: Internet
Hiện nay các nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ mắc trầm cảm theo mùa và trầm cảm nói chung cao gấp 4 lần so với nam giới. Tuy nhiên, nhiều tài liệu lại chỉ ra mức độ ảnh hưởng của bệnh tới đàn ông lại trầm trọng hơn nhiều lần so với phụ nữ.
Trầm cảm theo mùa là căn bệnh âm thầm, ngay cả chính người bệnh cũng khó có thể biết mình bị bệnh, thậm chí chỉ có thể phát hiện khi theo dõi hành vi trong 2 năm liên tiếp. Trầm cảm có thể chữa khỏi, do đó cần đặc biệt chú ý khi bản thân có các biểu hiện buồn chán, lo âu bất thường vào mùa thu hoặc mùa đông.
Ảnh: Internet
Người mắc SAD thường có biểu hiện bệnh vào mùa thu - đông, thậm chí trong vài năm liên tiếp tình trạng bệnh sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần có niềm tin và lạc quan bởi trầm cảm theo mùa hoàn toàn có thể chữa khỏi. Điều quan trọng nhất chính là ở tâm lý người bệnh và sự giúp đỡ của những người xung quanh.
Người bị SAD thường có xu hướng thay đổi khẩu vị, ăn không còn ngon miệng. Nhưng số khác lại có cảm giác thèm ăn nhiều hơn trước, đặc biệt là đồ ăn nhiều calo nên không khó để thấy bệnh nhân trầm cảm theo mùa dễ tăng cân hơn.
Dù muốn ăn nhiều món tuy nhiên giai đoạn trầm cảm theo mùa bạn nên nạp và cơ thể thực phẩm chứa carbs lành mạnh để tăng cường serotonin. Bổ sung thêm axit béo omega-3 từ rau bina, quả óc chó, cá béo giúp cơ thể gia tăng nồng độ hooc môn hạnh phúc, giảm thiểu cảm giác buồn bã, chán nản. Ngoài ra có thể bổ sung vitamin D từ sữa, trứng, cá hồi, cá ngừ cũng rất tốt.
Ảnh: Internet
Nhiều người thay đổi cân nặng cũng theo thời gian trong năm nhưng hiện tượng tăng cân cũng là điều mà bệnh nhân trầm cảm theo mùa thường gặp. Nếu đột nhiên bạn cảm thấy mình tăng cân kèm theo cảm giác buồn chán vào thu - đông thì nên theo dõi tâm lý và cơ thể cẩn thận.
Quang trị liệu là phương pháp hữu hiệu trong điều trị SAD, nhưng đi bộ ngoài trời cũng rất hiệu quả. Có một số ý kiến đứng giữa hai phương pháp trên lại cho rằng buổi sáng là thời điểm tốt nhất để cơ thể tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Nếu căn nhà bạn không đủ ánh sáng, bạn nên tìm cách để ánh sáng chiếu qua cửa sổ giúp ngôi nhà bạn có nhiều ánh sáng tự nhiên hơn. Vậy, nên có một căn phòng tràn ngập ánh mặt trời – căn phòng ánh sáng cho những ngày đông u tối nhé.
Ảnh: Internet
Giống như hấp thu ánh sáng, tập thể dục: chạy, đi bộ hay yoga khoảng 10 – 15 phút/ngày đều rất tốt. Quan trọng là bạn chọn môn nào bạn thích, phù hợp và phải hiệu quả. Đồng thời, cần lưu ý chế độ dinh dưỡng khi tập luyện.
Người mắc SAD thì việc đối phó với mệt mỏi, căng thẳng càng khó khăn hơn. Thêm nữa, khi mệt mỏi, chúng ta thường muốn ăn những đồ ăn giúp cơ thể thoải mái hơn, điều này dễ dẫn đến tình trạng tăng cân.