Trái bình bát là trái gì? Trái bình bát có ăn được không?

Trái bình bát là trái gì? Trái bình bát có ăn được không?
Cây bình bát là loại cây ra trái có nguồn gốc từ miền nhiệt đới. Ở nước ta, bình bát mọc rất nhiều ở miền Tây Nam bộ. Nhiều người thắc mắc “trái bình bát có ăn được không?”.

Ở Việt Nam, có hai loại cây bình bát thường gặp, đó là bình bát thân gỗ và bình bát dây. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến trái bình bát thân gỗ hay thường gọi ngắn là "trái bình bát".

1. Trái bình bát là trái gì?

Trái bình bát còn có tên gọi khác là na, nê xiêm, thuộc họ na, phát triển mạnh trên vùng đất nhiễm phèn, cạnh bờ sông, ao hồ nên rất phổ biến ở Nam bộ. Đặc biệt ở vùng miền Tây sông nước, cây mọc hoang rất nhiều.

Ban đầu, trái bình bát  có màu xanh, khi chín ngả màu vàng, vỏ quả dày, bên trong màu trắng ngà.

Trái bình bát là trái gì? Trái bình bát có ăn được không? - Ảnh 1.

Trái bình bát còn xanh ở trên cây. Ảnh: Internet

Đọc thêm: 

Ăn bơ có tốt không? Tác dụng của quả bơ đối với nam giới?

Cà na ngào đường bao nhiêu calo? Ăn cà na ngào đường có tốt không?

Cả hai loại cây bình bát đều được dùng làm vị thuốc Đông y có công dụng chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. Các phần lá, hạt và rễ cây bình bát tươi hay khô đều có thể trở thành dược liệu được.

2. Trái bình bát có ăn được không?

Bình bát là loại trái cây ăn được. Trái ăn có vị hơi chua và ngọt thanh, cùng với mùi thơm, được nhiều người yêu thích. Trong trái bình bát chứa rất nhiều vitamin và các chất hữu ích tốt cho sức khoẻ như: vitamin A, C, B6, magie, kẽm..

Trái bình bát xanh hay chín đều có thể sử dụng, tuỳ vào những công dụng, mục đích riêng. Để ăn trực tiếp như một loại trái cây mùa hè, có thể ăn trái bình bát chín, có vị ngon và mùi hương rất tự nhiên. Trái bình bát xanh, thường dùng làm thành vị thuốc, hỗ trợ điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe. Trái bình bát xanh có những tính chất khác với quả đã chín, hơn nữa khi trái còn xanh và cứng sẽ tiện cho việc thái lát nhỏ, phơi khô và bảo quản.  

3. Cách ăn trái bình bát thơm ngon, hấp dẫn

Ở một số nước khác, trái bình bát khi chín có nhiều công dụng như sử dụng để pha nước uống, làm thành mứt hay siro, còn có thể chế biến làm thành nước sốt cho các món ăn. 

Tại Việt Nam ngoài được sử dụng như một loại trái cây thông thường. Ngoài ra, trái và nhiều bộ phận khác của cây bình bát được sử dụng làm vị thuốc trong các bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh.

Trái bình bát là trái gì? Trái bình bát có ăn được không? - Ảnh 2.

Bên trong bình bát khá giống trái na, nhìn rất hấp dẫn. Ảnh: Internet

3.1. Bình bát dầm đường

Bình bát dầm đường là món được chế biến phổ biến, rất được ưa thích. Lựa chọn những trái bình bát thơm ngon chín vàng, rửa sạch và lột bỏ phần vỏ. Sau đó, lấy phần ruột quả cho vào cốc, dầm cùng với đường. Cho tới khi để đường tan dần và hoà cùng vào thịt quả, thì thêm đá vào là có thể thưởng thức. Món bình bát dầm với đường đá này có vị thanh ngọt và vị béo đặc trưng của trái bình bát, đem lại sự thanh mát, giải nhiệt vô cùng phù hợp với những ngày hè.

3.2. Bình bát dầm với sữa

Tương tự món bình bát dầm đường, sau khi bình bát được dầm mịn thay vì thêm đường, cho thêm một lượng sữa đặc phù hợp hoặc có thể thêm cả đường và sữa vào dầm chung.

Bình bát dầm sữa đặc sẽ có vị ngọt riêng so với dầm đường nhưng chúng đều ngon và giải nhiệt rất tốt, bạn có thể lựa chọn tuỳ theo khẩu vị, sở thích của mình.

Ngoài ra, sau khi dầm, cho hỗn hợp bình bát và đường, sữa vào tủ lạnh, để khoảng nửa tiếng, khi ăn mới cho đá vào. Lúc này, bình bát đã lạnh đều, thêm đá sẽ càng thêm mát lạnh, ăn sẽ ngon hơn nữa.

3.3. Kem trái cây bình bát

Làm kem từ trái bình bát cũng rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị những trái bình bát chín, đường, máy xay sinh tố, khuôn kem hoặc hộp đựng kem. 

Trái bình bát là trái gì? Trái bình bát có ăn được không? - Ảnh 3.

Trái bình bát chín thơm ngon được nhiều người yêu thích. Ảnh: Internet

Cách làm: 

- Chọn những trái bình bát tròn đều, không bị dập hỏng, rửa sạch sẽ, để ráo hoặc lau khô. Bỏ cuống, gọt vỏ và loại bỏ hạt.

- Bắc nồi lên bếp, có một chút nước và đường, đun lửa vừa, khuấy đều để nước cạn dần, ta được siro đường. 

- Cho thịt quả đã được lọc sạch vào máy xay sinh tố, đổ thêm siro đường vào, xay thật kỹ để được hỗn hợp nhuyễn đều và mịn. Đổ hỗn hợp trái bình bát vừa xay vào khay kem hoặc hộp đựng, để vào ngăn đá tủ lạnh. 

Sau chừng 2 đến 4 tiếng, là đã có thể thưởng thức món kem bình bát thơm ngon, mát lạnh vào ngày hè.

4. Trái bình bát hỗ trợ điều trị bệnh gì?

4.1. Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp

Khi bị đau nhức xương khớp, đau mỏi cơ bắp, sử dụng trái bình bát có tác dụng giảm đau rất hiệu quả. Lấy trái bình bát đập dập ra, đem hơ qua cho nóng lên trực tiếp trên lửa. 

Sau đó chườm lên những vùng mà cơ thể cảm thấy đau mỏi, tại các khớp xương và cơ, khiến cơ thể dễ chịu, sẽ đem đến tác dụng đáng mong đợi.

4.1. Tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường

Để giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ta cần sử dụng trái bình bát xanh. Thu trái bình bát khi còn xanh, thái lát mỏng, lọc bỏ hạt đi, đem phơi khô.

Mỗi lần dùng chỉ cần lượng nhỏ, khoảng 5g bình bát khô, đun lên lấy nước để uống, sẽ có tác dụng hỗ trợ ổn định lượng đường huyết. 

5. Lưu ý khi sử dụng trái bình bát

Khi sử dụng trái bình bát nên lưu ý vài điểm sau để đảm bảo sức khoẻ:

- Trái bình bát có hương thơm đặc trưng khiến nhiều côn trùng tập trung đến. Vậy nên cần giữ quả bình bát ở những nơi mà côn trùng khó tiếp cận được, để bảo quản được lâu.

- Không nên ăn quá nhiều bình bát vì loại quả này có tính hàn, giúp làm mát cơ thể nhưng lại có thể gây khó tiêu, ảnh hưởng đến tiêu hoá.

- Món ăn kị nhau: không ăn trái bình bát và trái thanh long cùng nhau vì hai loại trái cây này có thành phần kỵ nhau, sử dụng chung với nhau sẽ tạo thành chất gây nguy hiểm.

Trái bình bát là trái gì? Trái bình bát có ăn được không? - Ảnh 4.

Tuyệt đối không được ăn thanh long cùng với bình bát. Ảnh: Internet

- Không để tiếp xúc với nhựa của cây bình bát, nếu da bị dính nhựa có thể bị ngứa, dị ứng. Đặc biệt, nếu nhựa cây bắn vào mắt sẽ rất nguy hiểm, cần phải cẩn trọng. Khi bị nhựa cây dính trên da nên rửa sạch ngay và dùng chanh để khử, tránh dị ứng.

- Trái bình bát xanh sẽ mang chất độc, nhất là ở nhựa của quả. Nếu không sử dụng đúng cách, không những không thể chữa bệnh mà còn gây nguy hiểm đến sức khoẻ. 

Vậy nên, nếu muốn sử dụng trái bình bát xanh như một vị thuốc nên tham khảo từ thầy thuốc Đông y hoặc bác sĩ. Dùng trái bình bát kết hợp cùng những vị thuốc khác phù hợp để nâng cao tác dụng với sức khỏe. Và nên kiên trì sử dụng trong thời gian dài để thấy được hiệu quả mong muốn.

Trên đây là những vấn đề giải đáp cho câu hỏi “trái bình bát có ăn được không?”. Có thể nói bình bát là loại quả có hương vị thơm ngon, tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nên ăn đúng cách để tránh những tác dụng phụ mà loại quả này mang lại. 


https://suckhoehangngay.vn/trai-binh-bat-la-trai-gi-trai-binh-bat-co-an-duoc-khong-20220821235016215.htm
Tác giả: Thùy Dung