Trà nghệ: Giúp tăng cường miễn dịch và phòng chống nhiều bệnh tật

Trà nghệ: Giúp tăng cường miễn dịch và phòng chống nhiều bệnh tật
Trà nghệ là thức uống bổ dưỡng nhờ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt uống trà nghệ vừa giúp tăng cường miễn dịch, vừa hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh tật.

Nghệ là một loài thực vật có hoa trong họ gừng. Tên khoa học là Curcuma longa. Từ xa xưa, nghệ không chỉ được sử dụng trong ẩm thực mà còn được sử dụng như một vị thuốc trong Y học cổ truyền, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.

Vì nghệ có nhiều đặc tính tốt đối với sức khoẻ nên trà nghệ cũng là thức uống bổ dưỡng mà mọi người nên bổ sung để tăng cường sức khoẻ.

1. Giá trị dinh dưỡng của trà nghệ

Một tách trà nghệ được pha với hàm lượng khoảng một muỗng cà phê bột nghệ cung cấp:

- Calo: 8

- Chất đạm: 0 gam

- Chất béo: 0 gam

- Carbohydrate: 1 gam

- Chất xơ: 0 gam

- Đường: 0 gam

- Vitamin B3, B6 và vitamin C

- Canxi

- Đồng

- Mangan

- Sắt

- Kali

- Kẽm

Có thể thấy, trà nghệ chứa nhiều dưỡng chất và vitamin, điều này chứng tỏ được một phần lợi ích của loại trà này đối với sức khoẻ.

Trà nghệ: Giúp tăng cường miễn dịch và phòng chống nhiều bệnh tật - Ảnh 1.

Trà nghệ chứa nhiều dưỡng chất và vitamin có lợi đối với sức khoẻ (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: 

9 tác dụng của trà hoa hồng đối với sức khỏe con người

Trà hoa nhài có tác dụng gì? Cách pha trà hoa nhài thơm ngon

2. Lợi ích của trà nghệ đối với sức khoẻ

Như đã biết, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các chất chống oxy hóa trong củ nghệ đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, tiêu biểu nhất là chất curcumin - có đặc tính chống viêm, trị đái tháo đường và chống oxy hóa.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đã điều tra tác dụng của nghệ và curcumin là sử dụng các chất bổ sung liều cao chứ không phải trà nghệ. Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy trà nghệ có tác dụng tương tự như chất bổ sung nghệ.

Mặc dù vậy, trà nghệ là một thức uống bổ dưỡng, thơm ngon, không có gì đảm bảo rằng trà nghệ có thể giúp chữa trị bất kỳ vấn đề sức khỏe nào nhưng lợi ích của loại trà này chắc chắn có thể hỗ trợ tăng cường và có những lợi nhất định đối với sức khoẻ.

Dưới đây là những lợi ích tiềm năng của trà nghệ:

2.1. Tăng cường chức năng miễn dịch

Theo nghiên cứu, chất curcumin có thể cải thiện chức năng miễn dịch với các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng vi-rút và kháng khuẩn. (1)

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng curcumin hoạt động như một chất điều biến miễn dịch, giúp điều chỉnh chức năng tế bào miễn dịch chống lại ung thư.

Trà nghệ: Giúp tăng cường miễn dịch và phòng chống nhiều bệnh tật - Ảnh 2.

Chất curcumin có thể cải thiện chức năng miễn dịch với các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng vi-rút và kháng khuẩn (Ảnh: Internet)

2.2. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Các nghiên cứu cho thấy rằng chất bổ sung nghệ và curcumin có thể làm giảm huyết áp và lượng chất béo trong máu - cả hai đều có thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim khi chúng vượt quá mức bình thường. (2), (3)

Mặc dù trà nghệ có thể không chứa nhiều chất curcumin như các chất bổ sung trong các nghiên cứu về lợi ích của nghệ với sức khỏe tim mạch, nhưng những kết quả này cho thấy rằng trà nghệ vẫn có những lợi ích nhất định đối với sức khoẻ tim mạch.

2.3. Có thể phòng chống ung thư

Một trong những đặc tính trị liệu được chứng minh lâm sàng nhất của curcumin là tác dụng phòng chống ung thư.

Là một chất chống oxy hóa và chống viêm, chất curcumin được cho là làm giảm nguy cơ các tế bào trong cơ thể bị tổn thương, giảm nguy cơ đột biến tế bào và ung thư.

Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất curcumin có đặc tính chống khối u, hạn chế sự phát triển của khối u và sự lây lan của các tế bào ung thư.

2.4. Giúp kiểm soát hội chứng ruột kích thích (IBS)

Từ lâu curcumin đã được sử dụng trong các loại thuốc truyền thống như một phương pháp điều trị cho nhiều tình trạng tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy rằng đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của loại gia vị này có thể giúp điều chỉnh vi khuẩn đường ruột.

Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định tác động của chất curcumin trong các trường hợp IBS và các tình trạng viêm đường ruột khác, chẳng hạn như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

Trà nghệ: Giúp tăng cường miễn dịch và phòng chống nhiều bệnh tật - Ảnh 3.

Đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của nghệ có thể giúp điều chỉnh vi khuẩn đường ruột (Ảnh: Internet)

2.5. Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer

Theo các nghiên cứu, chất curcumin có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh thoái hóa thần kinh. (4)

Các chuyên gia tin rằng các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của curcumin làm giảm tổn thương tế bào, viêm và lắng đọng amyloid hoặc mảng bám xảy ra với những tình trạng này.

Curcumin cũng có thể làm chậm hoặc ngăn chặn một số thay đổi protein liên quan đến tuổi tác mà các nhà khoa học cho là có liên quan đến thoái hóa thần kinh.

2.6. Lợi ích khác

Ngoài những lợi ích nổi bật trên, trà nghệ còn được biết đến có nhiều công dụng khác đối với sức khoẻ:

- Giúp ngăn ngừa và quản lý bệnh tiểu đường: Một số nghiên cứu sử dụng mô hình động vật và con người đã chỉ ra rằng bổ sung curcumin có thể có đặc tính trị đái tháo đường. (5)

- Quản lý các bệnh về phổi: Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của chất curcumin có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh phổi mãn tính hoặc kéo dài.

- Hỗ trợ giảm cân: Một phân tích tổng hợp năm 2019 cho thấy rằng sử dụng nghệ có thể giúp những người bị rối loạn chuyển hóa giảm đáng kể chỉ số khối cơ thể của họ. Ngoài ra, nghệ cũng có thể giúp giảm leptin, một loại hormone điều chỉnh sự thèm ăn và dự trữ chất béo trong cơ thể. (6)

- Bảo vệ chống lại tổn thương gan và sỏi mật, quản lý các bệnh về gan

3. Nên uống bao nhiêu trà nghệ mỗi ngày?

Không có khuyến nghị cụ thể về lượng nghệ uống hàng ngày. Dựa trên nghiên cứu có sẵn, lượng tiêu thụ hàng ngày được đề xuất phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sức khoẻ của người đó.

Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến người lớn đều ủng hộ việc sử dụng an toàn 400–600 miligam (mg) bột nghệ nguyên chất 3 lần mỗi ngày.

Nói chung, nghiên cứu đã chỉ ra rằng liều curcumin từ 4.000–8.000 mg mỗi ngày hoặc thậm chí cao tới 12.000 mg mỗi ngày là an toàn.

Bạn nên tự nghiền nghệ, đây là cách tốt nhất để đảm bảo độ tinh khiết của sản phẩm.

Trà nghệ: Giúp tăng cường miễn dịch và phòng chống nhiều bệnh tật - Ảnh 4.

4. Cách làm trà nghệ

Có rất nhiều cách để làm trà nghệ, chẳng hạn:

4.1. Trà nghệ tươi

Để pha trà nghệ bằng nghệ tươi, nguyên củ, bạn có thể thực hiện theo các bước:

- Cắt lát thành những miếng nghệ tươi khoảng 2,5 cm

- Hòa nghệ với 1 cốc nước khoảng 237 mL

- Đun sôi nước và nghệ.

- Để yên trong 3–5 phút.

- Lọc miếng nghệ ra và chắt lấy nước trà là có thể sử dụng.

4.2. Trà nghệ xay khô

Công thức pha trà bằng nghệ xay khô:

- Rửa sạch nghệ, phơi khô và xay nghệ thành bột mịn

- Trộn 1/2 thìa cà phê (1,5 gam) bột nghệ với 1 cốc nước 237 mL

- Đun sôi nước và bột nghệ hoặc đơn giản hơn bạn có thể đổ nước sôi vào bột nghệ

- Để yên trong 3–5 phút.

- Khuấy đều để đảm bảo bột nghệ được trộn đều và thưởng thức

4.3. Trà nghệ ủ lạnh

Công thức pha trà nghệ ủ lạnh:

- Sử dụng 4 muỗng canh (37,6 gam) bột nghệ khô hoặc một miếng nghệ tươi dài khoảng 10 cm, cắt thành khối khoảng 1 cm, cho thêm 4 cốc (946 mL) nước.

- Để tủ lạnh trong 24 giờ.

- Lọc trà bằng vải thưa hoặc rây lưới thép, trà lúc này đã có thể thưởng thức.

Lưu ý, với bất kỳ công thức nào trong số này, bạn có thể cho thêm một chút mật ong để tạo hương vị dễ uống hơn.

Nguồn tham khảo: 

1. 10 health benefits of turmeric tea

2. What Is Turmeric Tea? 7 Unique Benefits


Tác giả: Vân Anh