Top những thực phẩm bổ sung natri hiệu quả

Top những thực phẩm bổ sung natri hiệu quả
Bổ sung natri bằng thực phẩm luôn là phương pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên, mọi người cần cũng cần lưu ý để chọn đúng thực phẩm bổ sung natri có lợi, tránh những nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

1. Những thực phẩm bổ sung natri có lợi cho sức khỏe

- Rau bina:

Rau bina là loại rau xanh lá cung cấp nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể, trong đó có natri. Trong mỗi khẩu phần rau bina có chứa tới 125mg natri. Đây là loại rau ngon với đa dạng cách chế biến. Bạn có thể luộc, xào, nấu canh, hoặc làm salad thay cho rau xà lách và rau diếp.

- Cần tây:

Mỗi khẩu phần cần tây có chứa 50mg natri. Cần tây là loại rau gia vị, thường được xào chung với thịt bò. Trong đó, thịt bò cũng là thực phẩm bổ sung natri hiệu quả.

- Cà rốt:

Cà rốt thường được biết đến với nguồn vitamin A phong phú. Nhưng ít ai biết được rằng, cà rốt còn là thực phẩm bổ sung natri vô cùng hữu hiệu. Mỗi củ cà rốt chứa 50g natri. Mọi người có thể ăn sống, làm salat, hoặc nấu súp với cà rốt.

- Trứng:

Natri chủ yếu tồn tại trong lòng đỏ trứng. Một quả trứng có thể cung cấp tới 150mg natri. Đây là thực phẩm bổ sung natri và nhiều khoáng chất đa dạng, nhưng mọi người nên giới hạn, không nên ăn quá 2 quả trứng 1 ngày để phòng tránh tăng cholesterol.

- Sữa chua:

Trong 1 cốc sữa chua có chứa 125mg natri. Sữa chua cũng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cơ thể hấp thụ natri hiệu quả hơn. Sữa chua xứng đáng là thực phẩm bổ sung natri top đầu trong các bữa ăn vặt.

- Sữa bơ:

Mỗi 1 cốc sữa bơ có chứa khoảng 200mg natri. Không chỉ là thực phẩm bổ sung natri, sữa bơ còn chứa nhiều năng lượng, chất dinh dưỡng, nước và các chất điện giải khác. Vì vậy, đây là thức uống được khuyến nghị cho những người đang bị mất nước, mất cân bằng điện giải.

2. Những thực phẩm bổ sung natri nên thận trọng

- Ngũ cốc ăn liền:

Ngũ cốc được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là thực phẩm ăn sáng lành mạnh, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có 1 số sản phẩm ngũ cốc chế biến có chứa khoáng 300mg natri mỗi cốc. Đây là lượng natri khá cao cho 1 bữa sáng.

Chính vì vậy, bạn cần cẩn trọng trong khi lựa chọn, hoặc không nên ăn thường xuyên ngũ cốc ăn liền.

- Bánh pudding:

Thật đáng ngạc nhiên khi thực phẩm ngọt lại có hàm lượng natri cao. Bánh pudding là 1 ví dụ, mỗi cốc pudding có chứa tới 800mg natri. Vì vậy, hãy cân nhắc khi lựa chọn thực phẩm bổ sung natri này.

- Cá ngừ đóng hộp:

Tưởng chừng đây là loại thực phẩm đáng được khuyến khích vì hàm lượng protein và axit béo omega – 3 rất cao. Tuy nhiên, 100g cá ngừ đóng hộp chứa khoảng 400mg natri. Do vậy, hãy cân đối lượng ăn.

- Rau củ đóng hộp:

Rau củ tươi rất tốt cho sức khỏe, nhưng rau củ đóng hộp thì chưa chắc. Bởi chúng thường chứa thêm nước sốt và gia vị. Một hộp rau củ có thể chứa tới 730mg natri. Nếu bạn gặp khó khăn khi mua và chế biến rau củ tươi, thì lựa chọn an toàn hơn là chọn những hộp rau củ có gắn nhãn "no salt added" (không thêm muối).

- Bánh mì:

Bánh mì là món ăn quen thuộc cho bữa sáng hoặc bữa xế. Một lát bánh mì thường chứa khoảng 230mg natri. Lượng natri này có vẻ không gây vấn đề gì. Tuy nhiên, hãy cảnh giác nếu bạn có thói quen ăn nhiều hoặc nhâm nhi bánh mì cả ngày.

Thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm đóng hộp rất giàu natri, nhưng nó không phải là thực phẩm bổ sung natri được khuyến khích. Bởi lượng natri trong các loại thực phẩm này thường cao hơn nhu cầu cần thiết. Hơn nữa, chúng cũng chứa nhiều gia vị, hương liệu và chất bảo quản. Ưu tiên số 1 vẫn là chọn các thực phẩm bổ sung natri tươi sống. Tự nấu ăn cũng giúp bạn kiểm soát được lượng gia vị và muối ăn cho vào thực phẩm.


Tác giả: Mai Nhung