Viêm phế quản ở người cao tuổi là bệnh lý thường gặp và phổ biến khi thời tiết thay đổi, khí hậu chuyển từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại. Do sức đề kháng kém nên người cao tuổi cần chủ động bổ sung thêm dinh dưỡng, áp dụng các biện pháp phòng tránh để bảo vệ bản thân.
Viêm phế quản cấp là giai đoạn nhiễm cấp tính niêm mạc từ ống thở cho tới các nhu mô của phổi. Trong trường hợp tình trạng viêm chỉ xuất hiện ở khu vực 2 dây âm thanh sẽ được gọi là viêm đường hô hấp. Tùy từng khu vực viêm nhiễm sẽ có tên cụ thể hơn như viêm mũi, viêm thanh quản hay viêm họng…
Nguyên nhân của bệnh viêm phế quản ở người cao tuổi là do vi khuẩn, virus. Bệnh thường không quá nguy hiểm, nếu được điều trị đúng cách sẽ không để lại biến chứng nguy hiểm nào.
Các dấu hiệu của bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn thường rất dễ nhận biết. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi bệnh nhân mắc cảm lạnh hoặc cảm cúm. Các triệu chứng điển hình, phổ biến như:
- Người bệnh sốt cao
- Đau đầu, chóng mặt, cổ họng đau rát
- Toàn thân nhức mỏi, cảm thấy buồn nôn, khó chịu trong người
- Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi
- Các cơn ho tăng dần, kèm theo đờm
Để xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp, người bệnh có thể khạc đờm ra tờ giấy trắng sau đó quan sát màu sắc. Nếu đờm có màu trắng trong, nguyên nhân gây bệnh là do các virus. Trong trường hợp đờm có màu xanh, vàng hoặc đục như mủ là do vi khuẩn. Lúc này, để điều trị bệnh cần phải sử dụng kháng sinh.
Bên cạnh đó, có một số dấu hiệu viêm phế quản ở người cao tuổi ít gặp như:
- Khó thở
- Sốt cao kèm theo cảm giác đau ngực
Nếu bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu kẻ trên và kèm theo sốt cao trong 5 ngày liên tục cần nhanh chóng đưa đến trung tâm y tế để được khám chữa.
Theo thống kê, nguyên nhân gây viêm phế quản cấp là do:
- Virus: Đây là nhóm nguyên nhân hàng đầu, bao gồm các loại cúm gia cầm, virus đường hô hấp, dịch SARS và chủng herpes virus...
- Vi khuẩn: Vi khuẩn Mycoplasma, Chlamydia, vi khuẩn gây mủ...
- Sức đề kháng kém: Người có sức khỏe yếu như trẻ sơ sinh, người già thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn người trưởng thành khỏe mạnh.
- Bệnh lý: Tổn thương phổi, nhiễm trùng phổi, trào ngược dạ dày gây kích thích cổ họng...
- Khói thuốc lá: Chất nicotin trong khói thuốc lá gây viêm nhiễm và làm tổn thương đường hô hấp
- Đặc thù công việc: Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, không khí lạnh hay hóa chất
- Thời tiết thay đổi đột ngột gây kích ứng niêm mạc dẫn đến tình trang sưng, viêm
Để phòng bệnh viêm đường phế quản ở người lớn tuổi cần áp dụng các lưu ý sau:
- Không sử dụng thuốc lá và tránh xa những khu vực có người hút thuốc
- Giữ ấm cơ thể vào khi ra ngoài vào mùa lạnh
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh những nơi có nhiều khói bụi, môi trường ô nhiễm
- Tiêm các loại vacxin phòng bệnh viêm phế quản, cảm cúm, phổi mạn tính hay suy tim…
- Điều trị triệt để các căn bệnh nhiễm trùng tai mũi họng
- Tăng cường khả năng miễn dịch, giúp chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày
Thời tiết thay đổi, chuyển từ nóng sang lạnh là lúc viêm phế quản ở người cao tuổi trở nên phổ biến hơn. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, mọi người cần chú ý giữ ấm cơ thể cũng như tăng cường sức đề kháng nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh.