Ung thư tuyến tụy là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Mặc dù chỉ chiếm 2% trong số các bệnh ung thư, nhưng đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm bởi tốc độ phát triển của khối u nhanh đến nỗi người bệnh có thể tử vong trong thời gian ngắn sau khi phát hiện bệnh.
Vậy ung thư tuyến tụy là gì? Những độ tuổi nào có nguy cơ mắc bệnh? Bài viết này sẽ giải đáp một số thắc mắc liên quan đến ung thư tuyến tụy.
Trong cơ thể, tuyến tụy là bộ phận nằm ở vị trí giữa dạ dày, gan, ruột, có độ dài khoảng 10 - 15 cm, bao gồm 2 loại tuyến, trong đó một loại làm chức năng sản xuất insulin và các hormone khác, một loại sản xuất các enzym giúp tiêu hóa thức ăn.
Với tuyến tụy sản xuất insulin và các hormone khác, ung thư tại tuyến tụy này khá hiếm gặp, thường được gọi với nhiều tên khác nhau căn cứ theo loại tế bào ung thư hoặc hormone sản xuất từ khối u.
Ảnh: Internet
Cụ thể, ung thư tuyến tụy gồm:
- Ung thư các khối u thần kinh-nội tiết (carcinoid tumour)
- Ung thư tế bào đảo tuỵ (islet cell carcinoma)
- U tuỵ nội tiết insulin (insulinoma)
- U tuỵ glucagon (glucagonoma)
Tuyến tụy có chức năng sản xuất enzym tiêu hóa thường chảy vào ống dẫn sau đó vào ruột non. Ung thư tuyến tụy loại này phổ biến hơn, thường là dạng ung thư tuyến (adenocarcinoma), do tế bào của các ống dẫn có thể chuyển thành ung thư.
Theo nghiên cứu, ung thư tuyến tụy là loại bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Cứ 10 người bị bệnh thì có đến 8 người không thể duy trì cuộc sống quá 5 năm.
Ung thư tuyến tụy là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng thứ 4 tại Mỹ, căn bệnh này thường chỉ có thể phát hiện khi ở giai đoạn cuối.
Ảnh: Internet
Nguy cơ mắc bệnh tuyến tụy ngày nay tăng dần theo độ tuổi, đa phần các ca phát hiện mắc bệnh nằm rơi vào khoảng 50 - 80 tuổi.
Những cơn đau là một trong những dấu hiệu thường gặp ở bênh nhân ung thư tuyến tụy điều trị giai đoạn cuối. Bệnh nhân có thể uống thuốc giảm đau hoặc dùng phương pháo tiêm để xoa dịu các dây thần kinh gây đau.
Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp xạ trị, hóa trị.
Ảnh: Internet
Vàng da thực chất là do ống tụy bị tắc nghẽn do khối u chèn lên. Nếu có dấu hiệu vàng da, có thể bên trong cơ thể bị nhiễm trùng tuyến tụy và có thể phải sử dụng thuốc kháng sinh.
Bên cạnh vàng da, bệnh nhân có thể gặp cảm giác ngứa ngáy, gây khó chịu. Nếu ống tụy tắc nghẽn quá mức có thể phải phẫu thuật hoặc đặt stent trong quá trình ERCP.
Tổng hợp