Kali là có vai trò vô cùng quan trọng, nó đảm nhận nhiệm vụ chuyển hoá đồng thời tham gia điều hoà độ PH có trong tế bào.
Người bình thường có nồng độ kali trong máu từ 3,5 - 5 mmol/l. Với nồng độ bình thường kali sẽ làm nhiệm vụ cân bằng nước và các chất điện giải, duy trì hoạt động bình thường của hệ tim mạch, tiêu hoá và tiết niệu.
Đây là một hiện tượng rối loạn điện giải lâm sàng khá phổ biến, khi nồng độ kali tụt thấp hơn 3,5 mmol/l và cực kì nguy hiểm nếu nồng độ trên dưới 3 mmol/l.
Hạ kali máu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tim. Ảnh:baomoi
Sự thiếu hụt kali sẽ xảy ra khi bệnh nhân bị mất nước quá nhiều như khi đổ mồ hôi, nôn, tiêu chảy kéo dài. Những người sử dụng quá nhiều rượu bia hay lạm dụng thuốc lợi tiểu hoặc mắc phải bệnh đái tháo đường không kiểm soát, rối loạn hấp thu và suy dinh dưỡng cũng sẽ bị tình trạng này.
Bệnh nhân có nồng độ cali dưới 3,5mmol/l sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, co rút, yếu cơ, táo bón. Trong khi đó bệnh nhân sẽ bị rối loạn nhịp tim cực đại nếu nồng độ kali thấp hơn 3 mmol/l.
Triệu chứng có thể ở nhiều mức độ tuỳ cơ địa và nồng độ đường huyết.
Từ các triệu chứng ban đầu nếu không được chữa trị sẽ kéo đến những biến chứng liệt mềm hay mất phản xạ gân xương, liệt hai chi từ 24h trở lên. Hạ kali còn gây ra chướng bụng và rối loạn cơ tròn gây mệt mỏi trầm trọng cho người bệnh.
Đối vơi các bệnh nhân bị suy tim tắc phổi mãn tính thì tình trạng sẽ xấu đi rất nhiều. Hạ kali gây mạch nảy ở tim mạch, tim xoáy, huyết áp giảm mạnh nguy hiểm tính mạng bệnh nhân nếu không kịp điều trị.
Khi có dấu hiệu hạ kali máu cần đến cơ sở y tết để thăm khám. Ảnh:helodoctor
Khi gặp phải những dấu hiệu trên bạn nên lập tức đi đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Việc bổ sung kali được tiến hành thông qua việc uống thuốc và dung dịch kali nếu mức độ nhẹ. Còn nếu sự thiếu hụt quá lớn bệnh nhân cần được truyền dung dịch kalii chloridum vào tĩnh mạch kịp thời.
Mọi người cần nâng cao ý thức cảnh giác bệnh để tránh tình trạng bệnh trầm trọng. Bổ sung hàm lượng kali vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Nếu đang ở tình trạng tiêu chảy, tiểu nhiều, hoạt động thể chất ra nhiều mồ hôi thì cần dự phòng phương án hỗ trợ cần thiết. Lưu ý, sử dụng đúng liều lượng các loại thuốc lợi tiểu, hạn chế bia rượu. Đồng thời, bạn nên làm việc và nghỉ ngơi điều độ để các hoạt động được diễn ra nhịp nhàng, tránh quá sức.