Tổng quan về giun sán ở trẻ em - căn bệnh nguy hiểm chết người

Tổng quan về giun sán ở trẻ em - căn bệnh nguy hiểm chết người
Giun sán ở trẻ em là một trong những vấn đề khiến nhiều cha mẹ lo lắng bởi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu, nếu không cẩn thận có thể gây ra những biến chứng khó lường.

Theo WHO, tỷ lệ giun sán ở trẻ em cao hơn người lớn rất nhiều và cũng gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Hiện nay, các loại giun thường gặp đó là: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim...

Vậy vì sao giun sán ở trẻ em lại nguy hiểm đến như vậy và ở trẻ em thường gặp những loại giun sán nào? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về tình hình giun sán ở trẻ em cho các bậc phụ huynh biết và có phương án điều trị, phòng tránh phù hợp.

1. Tại sao giun sán ở trẻ em lại nguy hiểm?

Giun sán là bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch, chiếm mất chất dinh dưỡng của vật chủ bằng cách ký sinh, lấy chất từ các mô cơ thể, thậm chí hút máu của người để tồn tại và phát triển, khiến cho người bệnh gầy yếu, suy nhược, thiếu máu và protein.

Giun ký sinh khiến cơ thể kém dần khả năng hấp thụ thức ăn, chất dinh dưỡng, gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin A. Đồng thời nhiễm giun sán còn gây ra cảm giác ngon miệng, thèm ăn do lượng chất đưa vào cơ thể bị giun ký sinh chiếm mất. Dẫn đến tình trạng người bệnh ăn nhiều nhưng không tăng cân, thậm chí giảm cân bất thường, suy dinh dưỡng. Từ đó, mắc giun sán ở trẻ có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới sự tăng trưởng, phát triển của thế chất và khả năng tư duy, phát triển trí tuệ của trẻ. 

Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Nếu giun sán ở trẻ không được điều trị kịp thời có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng khác như: viêm phúc mạc, chứng thiếu máu nhược sắc, viêm ruột thừa, rối loạn tim mạch,...thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Trẻ em là đối tượng dễ bị phơi nhiễm bệnh nhất bởi hệ miễn dịch chưa đủ khỏe, thế chất và dinh dưỡng cũng chưa đủ để chống chọi với bệnh, nhất là chưa nhận thức đúng nên có nhiều hành vi dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao như:

- Thường xuyên chơi đùa nghịch đất cát, gặm móng tay

- Bò lê la, đi chân đất không mang dép

- Chưa có ý thức cao về vệ sinh cá nhân

2. Những loại giun sán ở trẻ em phổ biến và triệu chứng thường gặp

2.1. Giun đũa

Giun sán ở trẻ thường gặp nhất là giun đũa, gây ra cảm giác đau bụng quanh rốn, rối loạn tiêu hóa nặng hơn là nôn ra giun, đi ngoài ra giun. 

2.2. Giun móc

Khi bị nhiễm giun móc, trẻ thường cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, đau âm ỉ thượng vị hoặc quanh rốn, cơn đau kéo dải cả khi no và khi đói, kèm theo táo bón, đi ngoài phân đen, chóng mặt, da xanh thiếu máu, ù tai. 

Ảnh 3.

Chơi đùa ở môi trường bẩn và không rửa sạch tay khiến con bạn dễ mắc giun sán ở trẻ (Ảnh: Internet)

2.3. Giun tóc

Giun tóc là loại giun sán ở trẻ có biểu hiện rõ ràng nhất với các triệu chứng như: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng. Ở giai đoạn nặng hơn là viêm niêm mạc ruột già, gây kiết lỵ. Khi bị giun tóc, trẻ thường mót rặn, đi ngoài nhiều lần, phân mỗi lần ít, có chất nhầy lẫn với máu. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra trĩ sa trực tràng. 

2.4. Giun kim

Giun kim là loại giun thường gặp ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là ban đêm trẻ thường khó ngủ, quấy khóc do ngứa hậu môn, có thói quen gãi hậu môn và vùng xung quanh về đêm. Thêm vào đó là triệu chứng rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, có thể lẫn với máu hoặc chất nhầy. Nếu gãi thường xuyên, hậu môn của trẻ dễ xây xát và nhiễm khuẩn. 

Nếu trẻ đi ngoài vào buổi tối, ban đêm có thể quan sát và phát hiện giun kim thông qua trứng giun trong phân.

Tác giả: Phương Thuận