Tổng quan về chấn thương dây thanh quản

Tổng quan về chấn thương dây thanh quản
Chấn thương dây thanh quản là hiện tượng thanh quản gặp phải các tác động xấu. Để chữa trị bệnh lý đúng cách, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân và phân loại chấn thương nhằm đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

1. Chấn thương dây thanh quản là gì?

Hiện tượng thanh quản bị tổn thương được phân làm 2 loại là chấn thương trong thanh quản và chấn thương ngoài thanh quản với các dấu hiệu biểu hiện và nguyên nhân gây ra khác nhau. 

Thanh quản bị tổn thương thường xảy ra sau tai nạn gây chấn thương ở cổ và có thể đe dọa đến tính mạng do gây nghẽn đường hô hấp. Do đó, bệnh nhân cần phải đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị khẩn cấp nếu nghi ngờ có tổn thương ở thanh quản.

1.1. Chấn thương ngoài thanh quản

Bệnh nhân bị chấn thương ngoài thanh quản được chia làm 2 dạng là chấn thương kín và chấn thương hở. Nguyên nhân gây ra 2 loại chấn thương này là bởi các tác động của dao, kéo, vật cứng nhọn, đạn bắn hoặc thắt cổ, bóp cổ, đâm, ngã vào vật cứng,… Ngoài ra, chấn thương ngoài thanh quản còn là hậu quả để lại sau tai nạn xe máy, ô tô, chấn thương thể thao, hoặc chấn thương dây phơi.

Triệu chứng thường thấy do chấn thương hở như rối loạn hô hấp, khó khăn trong phát âm, khàn tiếng, mất tiếng, tràn khí dưới da, khó thở. Trong khi triệu chứng do chấn thương kín lại là cảm thấy đau khi nuốt, ho, khàn tiếng và khó thở.

Ảnh 2.

Chấn thương dây thanh quản phần lớn do tai nạn giao thông gây ra. Ảnh: Internet

1.2. Chấn thương trong thanh quản

Chấn thương trong thanh quản là những tổn hại gây ra bởi hoá chất khi sử dụng thuốc gây ra. Bên cạnh đó những người phải đặt nội khí quản gây mê, hoặc phải phẫu thuật chức năng dây thanh như lấy bỏ polyp, u xơ, hạt xơ cũng có nguy cơ bị chấn thương trong thanh quản. 

Bệnh nhân bị chấn thương trong thanh quản có mức độ biểu hiện tương đối ít, thông thường bệnh nhân sẽ bị thay đổi âm sắc gây khàn tiếng, khó giao tiếp phát âm và cảm thấy mệt mỏi, khó thở, càng hoạt động mạnh thì tình trạng khó trở càng nặng hơn.

2. Điều trị chấn thương dây thanh quản

Để điều trị chấn thương dây thanh quản, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân và phân loại chấn thương để đưa ra chuẩn đoán và điều trị phù hợp:

Đối với chấn thương ngoài thanh quản: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng hô hấp thông qua mức độ khó thở của bệnh nhân, đồng thời sờ tay vào cổ để kiểm tra âm thanh phát ra. Bệnh nhân có thể được chỉ định soi thanh quản, chụp x quang, CT scan … để đánh giá chính xác vị trí và mức độ thương tổn thanh quản của người bệnh nhằm đưa ra giải pháp điều trị thích hợp nhất.

Quá trình chữa trị của bệnh nhân chấn thương ngoài thanh quản được chia làm 3 cấp độ khác nhau. Ở tuỳ cấp độ biểu hiện mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc hay can thiệp ngoại khoa bằng cách mở khí quản, soi thanh quản, soi thực quản kết hợp khôi phục cấu trúc khung thương (nếu có), tiêm huyết thanh chống uốn ván (SAT) khi có chấn thương hở.

Đối với chấn thương trong thanh quản, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp soi treo thanh quản hoặc nội soi để đánh giá mức độ chít hẹp thanh quản, cứng khớp sụn, liệt thanh quản do thương tổn gây ra.

Ảnh 3.

Tuỳ thuộc vào mức độ chấn thương dây thanh quản, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp. Ảnh: Internet

Điều trị chấn thương trong thanh quản khá là phức tạp và bệnh rất dễ bị tái phát. Tuỳ vào mức độ biểu hiện mà các bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ màng khối xơ sẹo, chỉnh hình thanh quản, đặt ống nong và điều trị cơ địa toàn thân và tại chỗ bằng corticoid.

Bệnh lý chấn thương dây thanh quản ở dạng ngoài hay trong đều vô cùng nguy hại cho sức khoẻ do đó khi gặp bất cứ dấu hiệu cơ bản của chấn thương thanh quản đều phải nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế để kịp thời chữa trị đặc biệt là đối với hai hiện tượng khó thở và khàn tiếng. Trong quá trình chữa trị chấn thương dây thanh quản, bệnh nhân nên tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị nhằm mang lại hiệu quả điều trị, phòng tránh tình trạng bệnh tái phát.

Tác giả: Huyền Trang