Viêm dạ dày là một chứng viêm lớp màng bảo vệ dạ dày. Viêm dạ dày cấp tính liên quan đến việc viêm một cách đột ngột, nghiêm trọng. Viêm dạ dày mãn tính có thể kéo dài nhiều năm nếu nó không được điều trị.
Viêm dạ dày là gì và có nguy hiểm không? (Ảnh: Internet)
Viêm dạ dày ăn mòn là một hình thức ít gặp hơn của tình trạng viêm dạ dày. Nó thường không gây viêm nặng, nhưng có thể dẫn đến chảy máu và loét trong dạ dày.
Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) được xác định là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm dạ dày. Vi khuẩn Hp thường lây truyền từ người sang người, nhưng cũng có thể lây truyền qua thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày là gì? Vi khuẩn Helicobacter pylori chính là "thủ phạm" số 1 (Ảnh: Internet)
Các nguyên nhân khác gây viêm dạ dày cũng như những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày có thể kể đến như:
- Uống quá nhiều rượu.
- Sử dụng thường xuyên các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen và aspirin.
- Hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích.
- Do tuổi tác.
- Từng chịu thương tích nghiêm trọng, bệnh tật hoặc phẫu thuật.
- Rối loạn tự miễn dịch.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Nhiễm virus.
Các triệu chứng viêm dạ dày thường khó nhận thấy đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên những triệu chứng phổ biến nhất là:
- Cảm giác đầy, tức vùng bụng trên, đặc biệt là sau khi ăn
- Khó tiêu, ợ hơi
- Buồn nôn hoặc nôn
Đầy bụng, khó tiêu có thể là triệu chứng cho thấy bạn đang bị viêm dạ dày (Ảnh: Internet)
Nếu bị viêm dạ dày ăn mòn, bạn có thể gặp các triệu chứng khác như:
- Phân đen
- Nôn ra máu hoặc chất nhìn giống như bã cà phê
Muốn điều trị bệnh viêm dạ dày có hiệu quả cần dựa theo nguyên nhân gây viêm dạ dày là gì.
- Nếu bạn bị viêm dạ dày do NSAIDs hoặc các loại thuốc khác gây ra, việc tránh sử dụng các loại thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng viêm dạ dày.
- Nếu viêm dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra thì thường được bác sĩ cho điều trị bằng kháng sinh.
Bệnh viêm dạ dày thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng được sử dụng để điều trị viêm dạ dày bao gồm:
- Thuốc ức chế bơm proton: Đây là các loại thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào tạo acid dạ dày: omeprazole (Prilosec); lansoprazole (Prevacid); esomeprazole (Nexium).
Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài các loại thuốc này, đặc biệt ở liều cao, có thể làm tăng nguy cơ gãy xương sống, hông và cổ tay. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ suy thận, giảm sút trí tuệ và thiếu chất dinh dưỡng. Bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi dùng một trong những loại thuốc này để có kế hoạch điều trị viêm dạ dày phù hợp.
- Thuốc giảm lượng axit trong dạ dày: ranitidine (Zantac); famotidin (Pepcid).
- Thuốc kháng axit: Những loại thuốc này có thể vô hiệu hóa axit trong dạ dày, giảm đau.
Lưu ý là một số thuốc kháng axit có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón, do vậy bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu gặp phải bất kỳ phản ứng phụ nào của thuốc.
- Probiotics: Probiotics cũng cho thấy khả năng chữa viêm dạ dày và giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày, bạn nên:
- Có chế độ ăn uống điều độ, đúng giờ giấc, đảm bảo an toàn vệ sinh. Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ.
- Đi ngủ giờ giấc hợp lý, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi điều độ.
- Hạn chế uống rượu, bia, dùng các chất kích thích...
Chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, đúng giờ giấc giúp phòng ngừa bệnh viêm dạ dày (Ảnh: Internet)
- Không nên ăn nhiều các thực phẩm có vị chua như cóc, xoài… hay thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu,...
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Không nên lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau.
- Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.