Thực quản là một ống cơ đưa thức ăn và các chất lỏng từ yết hầu vào dạ dày. Các tuyến của thực quản tiết ra các chất nhầy giúp làm ẩm đường dẫn, do đó thức ăn có thể đi xuống dạ dày một cách dễ dàng hơn.
Ung thư thực quản xuất hiện khi các tế bào ở thực quản phát triển đột biến và không kiểm soát, tạo thành các khối u ác tính trong thực quản. Ung thư thực quản được chia làm 2 loại chính:
- Ung thư biểu mô vảy: xuất phát từ tế bào dạng biểu bì ở thành thực quản và thường xuất phát ở phần trên và giữa thực quản
- Ung thư biểu mô tuyến: xuất phát từ tổ chức tuyến ở phần dưới thực quản
Phác đồ điều trị hai loại ung thư thực quản này tương tự nhau.
Ung thư thực quản xuất hiện khi các tế bào ở thực quản phát triển đột biến và không kiểm soát, tạo thành các khối u ác tính trong thực quản (Nguồn ảnh: Internet)
Khi khối u ác tính phát triển ra ngoài thực quản, đầu tiên nó sẽ xâm lấn đến hệ bạch huyết, sau đó tấn công sang các cơ quan khác của cơ thể bao gồm: phổi, gan, xương, não,...
2. Dấu hiệu ung thư thực quản
Khi bị ung thư thực quản giai đoạn đầu, người bệnh rất khó phát hiện ra dấu hiệu bệnh. Tuy nhiên khi các khối u phát triển, người bệnh có thể có những triệu chứng sau:
- Cảm giác đau, khó nuốt ở cổ: người bệnh sẽ có cảm giác đau, khó nuốt khi ăn các loại thức ăn khô, đặc, cứng. Thỉnh thoảng có thể bị nghẹn ngay cả khi uống nước. Lý do là khi bị bệnh, thực quản sẽ bị viêm nhiễm, phù nề, do đó thu hẹp đường thức ăn từ yết hầu xuống dạ dày. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bị trớ khi ngủ: chính sự nghẹn ở cổ khiến người bệnh khó nuốt kể cả thức ăn và nước bọt. Nước bọt khi không được nuốt vào sẽ ứ đọng lại trong miệng, tạo cảm giác khó chịu và người bệnh thường xuyên phải khạc nhổ nước bọt ra bên ngoài. Điều này dễ dẫn đến tình trạng bị khàn giọng.
- Nôn
- Ho kéo dài, ho liên tục, ho ra máu
- Sụt cân nhanh chóng
- Đau họng hoặc lưng, phía hai xương bả vai hoặc phía sau xương ức
Khi bị ung thư thực quản, người bệnh sẽ cảm thấy khó nuốt ở cổ. (Nguồn ảnh: Internet)
Ung thư thực quản là vấn đề tác động lên thực quản của con người, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Theo khoa học nghiên cứu, ung thư thực quản gồm 2 loại chính là ung thư ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản thường xuất hiện ở đường thực quản và ung thư tuyến thực quản xuất hiện chủ yếu ở tuyến dưới thực quản. Tính đến nay, chưa ai xác nhận chính xác nguyên nhân gây ung thư thực quản là từ đâu nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
- Sử dụng thường xuyên các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, … Theo các nhà khoa học đã chỉ ra, trong rượu, bia, thuốc lá có thành phần gây tăng nguy cơ mắc các bệnh về ung thư.
- Do di truyền từ ông bà hoặc cha mẹ: Theo các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ ung thư thực quản di truyền từ bố sang con chiếm tỷ lệ khá cao.
- Tuổi già là 1 trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư thực quản phổ biến hiện nay. Độ tuổi mắc bệnh này giao động từ 50 - 60 tuổi. Tình trạng này thấy chủ yếu ở nam giới.
- Những người có chế độ dinh dưỡng chưa khoa học, đồng hồ sinh học bị lệch so với đồng hồ chuẩn, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như Vitamin A, Vitamin C, canxi, sắt,...đặc biệt thiếu nước. Lạm dụng chất béo trong bữa ăn hằng ngày.
- Ung thư di căn: Các bệnh lý ung thư khác khác như ung thư tỵ hầu, bệnh ruột non, … hay các bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ cũng là nguyên nhân gây ung thư vùng này.
- Ung thư thực quản giai đoạn 1: Tế bào ung thư bắt đầu hình thành, chưa có dấu hiệu gì đặc biệt.
- Ung thư thực quản giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, khối u phát triển lớn hơn và tế bào ung thư sẽ xâm lấn sang nhiều tổ chức bạch huyết lân cận. Tuy nhiên, nó vẫn chưa làm ảnh hưởng xấu đến những bộ phận khác trên cơ thể.
- Ung thư thực quản giai đoạn 3: trong vùng cạnh thực quản, tế bào ung thư đã lấn dần đến các tổ chức và bạch huyết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp sâu hơn của thành thực quản.
- Ung thư thực quản giai đoạn 4: Tế bào ung thư lan dần đến các bộ phận khác gần đấy như: gan, phổi, não, xương. Để điều trị, người bệnh sẽ được bác sĩ chẩn đoán và kiểm tra để áp dụng các phương pháp y học cụ thể như: Chụp cắt lớp vi tính, nội soi phế quản hay xạ hinh xương.
Việc điều trị ung thư thực quản phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: vị trí, kích thước và sự phát triển của khối u cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Việc điều trị sẽ đi kèm với chế độ dinh dưỡng. Điều trị dinh dưỡng cần được tiến hành trước khi thực hiện các biện pháp điều trị khác. Một số phương pháp điều trị ung thư thực quản bao gồm:
- Phẫu thuật: đây là phương pháp điều trị ung thư thực quản được sử dụng nhiều nhất. Thông thường, khối u sẽ được phẫu thuật lấy ra cùng với một phần hoặc toàn bộ thực quản, tổ chức bạch huyết liền kề và các tổ chức khác trong vùng. Phần còn lại của thực quản sẽ được ghép nối với dạ dày giúp người bệnh vẫn tiếp tục nuốt như bình thường. Trong một số trường hợp, đoạn nối có thể được tạo bởi một ống nhựa hoặc một đoạn ruột non.
Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để điều trị ung thư thực quản. (Nguồn ảnh: Internet)
- Hóa trị liệu: Phương pháp này sử dụng hóa chất, kết hợp với xạ trị như biện pháp ban đầu làm giảm kích thước khối u trước khi phẫu thuật hoặc thay cho phương pháp phẫu thuật.
- Xạ trị: Xạ trị có thể được điều trị đơn thuần hoặc kết hợp song song với hóa trị liệu như một biện pháp điều trị khởi đầu thay cho phẫu thuật. Xạ trị chủ yếu được dùng khi khối u lớn và nằm ở vị trí khó phẫu thuật. Trong một số trường hợp khi khối u không thể lấy bỏ bằng phương pháp phẫu thuật thì việc điều trị bằng tia xạ có thể giúp giảm đau và giảm triệu chứng khó nuốt.
- Điều trị quang động học: phương pháp này được sử dụng để giúp làm giảm các triệu chứng khó nuốt của ung thư thực quản.
- Điều trị laser: Laser được sử dụng để phá hủy tổ chức ung thư và giải phóng vùng tắc nghẽn của ung thư thực quản, giúp làm người bệnh nuốt dễ dàng hơn.
Bệnh nhân bị ung thư thực quản nên ăn các loại thực phẩm sau:
- Tinh bột: gạo, lúa mì, yến mạch, khoai lang, ngô, sắn,... do những loại thực phẩm này là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Để sử dụng: người bệnh có thể ăn trực tiếp, xay nhuyễn nấu cháo hoặc nấu súp.
- Rau xanh và hoa quả tươi: rau cải, súp lơ, đu đủ, táo, quýt, măng tây,... những loại thực phẩm này cung cấp nhiều loại vitamin, chất xơ và khoáng chất cho cơ thể. Chúng cũng hỗ trợ làm giảm một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị như táo bón, đồng thời giúp cơ thể thải nhanh các độc tố ra bên ngoài.
- Thực phẩm có chứa protein: thịt, cá, trứng, lạc, đậu tương… đây cũng là những loại thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
- Các loại thực phẩm khác:
+ Sung, lươn, hạnh nhân: giảm triệu chứng đau, tức ngực
+ Gà, hến, ngó sen, cá chép, cá trích,...: giảm triệu chứng khó nuốt
+ Sữa, sữa chua: vừa cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, vừa kích thích vị giác của người bệnh.
Người bị ung thư thực quản nên ăn tinh bột, rau củ và hoa quả, thực phẩm giàu protein, sữa và sữa chua.. (Nguồn ảnh: Internet).
Khi bị chẩn đoán mắc ung thư thực quản, nhiều người rất hoang mang và nghĩ rằng mình không thể sống được lâu nữa. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Có rất nhiều bệnh nhân ung thư thực quản được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể sống trên 20 năm. Nhờ vào sự tiến bộ của khoa học mà thời gian sống của người bệnh đã được kéo dài với thống kê như sau:
Tỷ lệ sống trên 5 năm theo từng giai đoạn của bệnh:
- Giai đoạn 1: 72% bệnh nhân có thể sống trên 5 năm
- Giai đoạn 2: 64% bệnh nhân có thể kéo dài sự sống đến 5 năm
- Giai đoạn 3: 50% bệnh nhân có thể kéo dài sự sống đến 5 năm
- Giai đoạn 4: 38% bệnh nhân có thể sống được đến 5 năm
Khi ở giai đoạn cuối, thời gian sống của người bệnh không còn nhiều do lúc này khối u đã lan tới các cơ quan khác trong cơ thể. Một số trường hợp, người bệnh có thể tử vong chỉ sau vài tuần kể từ khi phát hiện ra bệnh. Thời gian trung bình của bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối chỉ kéo dài từ 4 -> 6 tháng.