Tổng quan về bệnh ung thư nướu răng và cách phòng tránh, điều trị hiệu quả

Tổng quan về bệnh ung thư nướu răng và cách phòng tránh, điều trị hiệu quả
Bệnh ung thư nướu răng gây nên những triệu chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của mọi người. Nó không chỉ khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện mà còn khiến họ mất tự tin khi giao tiếp với mọi người.

1. Bệnh ung thư nướu răng là gì?

Ung thư nướu răng là một trong các dạng ung thư ở miệng. Các tế bào ung thư hình thành và phát triển thành khối u ác tính ngay trên bề mặt nướu.

Ban đầu chúng trông giống như một vết thương, lở loét lâu lành có màu đỏ hoặc trắng khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn, khó chịu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nướu của bệnh nhân sẽ yếu đi nhanh chóng và sự liên kết với răng cũng trở nên lỏng lẻo, thiếu chắc chắn hơn.

Theo thống kê của ACS, mỗi năm tại Hoa Kỳ có khoảng 37.000 người mắc ung thư miệng, bao gồm ung thư nướu. Trong đó, yếu tố rủi ro lớn nhất là làm tăng nguy cơ mắc bệnh chính là thói quen sử dụng thuốc lá và rượu bia. Nhìn chung, ung thư nướu thường xuất hiện chủ yếu ở nam giới từ độ tuổi 40 trở lên.

2. Các giai đoạn của bệnh ung thư nướu răng

Các tế bào bất thường cần có thời gian phát triển để hình thành nên khối u ác tính - Nguyên nhân gây ung thư. Trong đó, ung thư nướu răng được chia thành 4 giai đoạn phát triển như sau:

- Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư đang ở trạng thái ngủ đông. Lúc này chúng không cho thấy bất kỳ dấu hiệu khác biệt nào và trông giống như các tế bào ở hầu họng bình thường. Bởi vậy, lúc này bệnh nhân và cả bác sĩ cũng khó lòng có thể phát hiện bệnh.

- Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư phát triển và tăng trưởng. Do đó, nếu để ý, bệnh nhân sẽ cảm thấy bắt đầu khó chịu nhẹ như ngứa hay đau nhức vùng nướu. Ở thời điểm này, khi tiến hành các xét nghiệm thích hợp, bệnh ung thư có thể được phát hiện.

- Giai đoạn 3: Khối u ác tính đã hình thành và khác biệt rõ rệt so với tế bào bình thường. Chúng gây nên những triệu chứng khó chịu như chảy máu chân răng, đau nhức thường xuyên.

- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của ung thư nướu. Khối u phát triển mạnh mẽ và bắt đầu xâm lấn sang các khu vực, cơ quan ở xa hơn trong cơ thể.

3. Dấu hiệu bệnh ung thư nướu răng là gì?

Ban đầu, những dấu hiệu của bệnh ung thư nướu răng thường bị nhầm lẫn với các đề khác về răng miệng như nhiệt, viêm lợi… Chúng trông giống như những vết thương, nhiệt miệng chưa lành có màu đỏ hoặc trắng và gây chảy máu. Từ đó làm ảnh hưởng đến liên kết giữa nướu và răng trở nên lỏng lẻo, gây khó chịu trong quá trình ăn uống.

Dưới đây là các dấu hiệu của bệnh ung thư nướu răng mọi người cần đặc biệt chú ý và đề phòng:

- Thay đổi cảm giác về vị giác, vị giác trở nên kém nhạy bén, gặp vấn đề trong việc phát hiện được hương vị của món ăn

- Nướu răng trở nên yếu hơn, khi đánh răng hay ăn uống dễ bị chảy máu

- Nướu có hiện tượng nứt, đau đớn

- Gặp khó khăn trong việc nhai nuốt

- Sự liên kết giữa răng và nướu yếu đi, răng giả bị lung lay

- Các vết loét, sưng màu đỏ hoặc trắng trên nướu lâu ngày không biến mất, gây đau đớn

- Hạch bạch huyết sưng ở cổ

- Phần nướu xuất hiện các khu vực có độ dày và màu sắc bất thường

- Cân nặng nhanh chóng sụt giảm không rõ nguyên nhân

4. Nguyên nhân bệnh ung thư nướu răng

4.1. Nguyên nhân của bệnh ung thư nướu răng là gì?

Ung thư nướu răng xảy ra khi các tế bào ở nướu phát triển và có những thay đổi hoặc đột biến trong DNA. (DNA là phân tử mang các thông tin di truyền quy định mọi hoạt động sống bao gồm quá trình sinh trưởng, sinh sản, phát triển của tế bào). Do đó, các tế bào này bị mất kiểm soát, phân chia liên tục và có tốc độ nhanh, sức sống mạnh mẽ hơn những tế bào bình thường.

Trải qua thời gian phát triển và tích tụ, chúng hình thành nên các khối u ác tính ở nướu răng. Sau đó lây lan và xâm lấn trong nướu, miệng và các bộ phận xa hơn ở trong cơ thể.

Theo các nghiên cứu mới nhất, ung thư nướu răng thường bắt đầu bằng các tế bào mỏng, phẳng (hay còn gọi là tế bào vảy) xếp dọc theo môi và bên trong miệng. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng đột biến, phát triển mất kiểm soát của các tế bào vảy này. Nhưng họ cũng chỉ ra được những yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh, trong đó bao gồm thuốc lá và rượu bia.

4.2. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư nướu răng cao

Các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố của thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư nướu răng. Dưới đây là các đối tượng cần chú ý:

Không phải tất cả những người có yếu tố nguy cơ sẽ bị ung thư nướu. Các yếu tố nguy cơ ung thư nướu bao gồm:

- Người ở độ tuổi từ 35 trở lên

- Người có thói quen sử dụng bia, rượu, đồ uống có chất kích thích

- Bệnh nhân có tiền sử kích ứng mãn tính của miệng

- Người ăn ít rau và trái cây

- Bệnh nhân mắc virus lây nhiễm qua đường tình dục HPV

- Tỉ lệ nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới

- Người thường xuyên hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác.

- Người có thói quen nhai trầu (Thường tập trung ở các nước Đông Nam Á)

- Không vệ sinh răng miệng, súc miệng sau khi ăn mỗi ngày

- Người có thành viên gia đình mắc bệnh ung thư nướu răng

- Bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu Fanconi, bị rối loạn chức năng bẩm sinh

- Người làm việc hoặc thường xuyên tiếp xúc với tia UV, hoạt động ngoài trời nắng trong thời gian dài mà không được bảo vệ, che chắn.

5. Các phương pháp điều trị ung thư nướu răng là gì?

Phương pháp điều trị bệnh ung thư nướu răng là gì và chúng mang lại kết quả như thế nào luôn là một trong những vấn đề được bệnh nhân và người nhà quan tâm hàng đầu. Việc đầu tiên bệnh nhân cần tuân thủ là thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và áp dụng các phương pháp chăm sóc nha khoa trọn đời.

Không chỉ vậy, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách khi ở giai đoạn đầu có thể được chữa khỏi hoàn toàn và không để lại biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, việc thường xuyên kiểm tra nha khoa định kỳ chính là nguyên tắc hàng đầu để bác sĩ phát hiện, đánh giá kịp thời các triệu chứng và nguy cơ mắc ung thư nướu răng.

Mục tiêu của các phương pháp điều trị bệnh ung thư nướu răng là chữ khỏi bệnh hoặc làm thuyên giảm các triệu chứng. Điều này sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn và giảm bớt đau đớn, bất tiện trong cuộc sống.

5.1. Phương pháp điều trị chính

Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh ung thư nướu:

- Phương pháp xạ trị: Tấn công tế bào ung thư nướu răng, ngăn chặn sự phát triển, thu nhỏ kích thước và tiêu diệt tế bào. Thông thường, phương pháp này sẽ được sử dụng kết hợp cùng phẫu thuật để giết chết các tế bào gây ung thư còn sót lại trong cơ thể.

- Phương pháp phẫu thuật: Loại bỏ khối u ác tính và khu vực mô xung quanh.

5.2. Phương pháp giảm tác dụng phụ trong điều trị

Ngoài các phương pháp chính được nêu trên, tùy vào thể trạng, giai đoạn và sự phát triển của khối u ung thư nướu răng, bác sĩ có thể kết hợp cùng một số liệu pháp khác. Chúng không chỉ giúp tăng hiệu quả điều trị ung thư mà còn có tác dụng nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân cũng như hạn chế các tác dụng phụ cho xạ trị gây nên:

- Thuốc chống đau thần kinh tọa: Được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân sau xạ trị có cảm giác buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.

- Truyền máu: Bổ sung và thay thế tạm thời các hàm lượng hồng cầu giảm xuống do quá trình xạ trị.

- Liệu pháp tăng cường thể chất: Chế độ dinh dưỡng cung cấp năng lượng

- Thuốc giảm đau: Giúp giảm các cơn đau đớn, mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho bệnh nhân

- Phẫu thuật tái tạo, thẩm mỹ để khôi phục các cấu trúc ở nướu, răng đã được gỡ bỏ trong quá trình loại bỏ khối u

5.3. Phương pháp điều trị bổ sung

Các phương pháp điều trị bổ sung có tác dụng tăng hiệu quả điều trị cũng như giảm các tác dụng phụ, triệu chứng của bệnh. Do đó, nó còn được gọi với cái tên khác là phương pháp điều trị thay thế và được sử dụng kết hợp với cách truyền thống (phẫu thuật, xạ trị...).

Dưới đây là các liệu pháp điều trị bổ sung cho bệnh nhân ung thư nướu răng:

- Châm cứu

- Massage trị liệu

- Bổ sung dinh dưỡng, thuốc thảo dược, trà xanh và các sản phẩm tương tự

- Yoga

Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý chỉ được áp dụng các phương pháp này khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý sử dụng bởi chúng có thể gây phản tác dụng, khiến triệu chứng của bệnh ung thư nướu răng càng nghiêm trọng hơn.

6. Biến chứng nguy hiểm của bệnh ung thư nướu răng

Nếu bệnh ung thư nướu răng không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Thậm chí là đe dọa tính mạng trong một số trường hợp. Các biến chứng của ung thư nướu răng bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm:

- Giảm khả năng, gặp vấn đề trong việc ăn, uống hoặc nói chuyện

- Làm mất tính thẩm mỹ, khiến bệnh nhân mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

- Xuất huyết, chảy máu chân răng mất kiểm soát

- Răng lung lay, thậm chí là rụng răng khi còn trẻ

- Khối u ung thư nướu răng phát triển mạnh, lây lan và di căn sang hạch bạch huyết ở cổ, các bộ phận xung quanh và ở xa trong cơ thể như đầu, miệng, cổ...

7. Các phương pháp phòng tránh ung thư nướu

Các biện pháp phòng tránh sẽ giúp giảm triệu chứng nghiêm trọng cũng như nguy cơ mắc ung thư nướu răng. Theo đó, các bác sĩ chuyên khoa đưa ra lời khuyên sau đây giúp mọi người tăng cường sức đề kháng, bảo vệ bản thân và thành viên gia đình khỏi nguy cơ mắc bệnh:

- Ngừng hút thuốc lá: Sử dụng thuốc lá hay các sản phẩm tương tự bằng hình thức hút hoặc nhai đều ảnh hưởng không tốt đến răng miệng. Các chất độc hại có trong thuốc lá sẽ gây suy yếu hệ thống răng, nướu và khiến chúng bị tổn thương, tăng nguy cơ viêm nhiễm, lở loét… Đây cũng là yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ ung thư nướu răng hiện nay.

- Sử dụng rượu, bia điều độ: Tiêu thụ rượu, bia quá mức và thường xuyên sẽ gây nên tình trạng kích ứng tế bào miệng. Từ đó khiến chúng yếu hơn, giảm khả năng đề kháng và dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Do đó, mọi người cần sử dụng rượu bia điều độ. Theo các chuyên gia, một người lớn khỏe mạnh có thể tiêu thụ tối đa 2 ly rượu / ngày. Trong khi đó, các đối tượng là phụ nữ, trẻ con hay nam nam giới từ 65 tuổi trở lên chỉ nên uống tối đa 1 ly / ngày.

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Bạn có biết tia UV trong ánh sáng mặt trời có khả năng gây tổn thương môi, nướu và tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Bởi vậy, để bảo vệ bản thân khỏi tia cực tím, mọi người cần hình thành thói quen sử dụng kem chống nắng, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang khi đi ra đường. Đừng quên thoa kem chống nắng lên cả vùng môi để hạn chế tối đa những tác động xấu của tia UV ảnh hưởng đến khu vực này.

- Kiểm tra răng miệng định kỳ: Hãy yêu cầu bác sĩ nha khoa kiểm tra và xem xét toàn bộ vùng miệng để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường. Thông thường, thời gian kiểm tra răng miệng định kỳ là 6 tháng / lần.

- Vệ sinh răng miệng hàng ngày: Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày giúp làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh cư trú trong răng, nướu. Từ đó làm giảm nguy cơ lây nhiễm, mắc các bệnh về đường miệng cũng như ung thư nướu răng. Bởi vậy, bạn cần chú ý đánh răng, súc miệng, dùng chỉ nha khoa sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

8. Chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư nướu răng

Ung thư nướu răng là kết quả cuối cùng của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và phơi nhiễm môi trường. Do đó, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến nguy cơ cũng như sự phát triển của tế bào ung thư. Việc xây dựng thực đơn hàng ngày với các thực phẩm có lợi và loại bỏ thực phẩm có hại sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như giúp việc điều trị ung thư nướu răng mang lại kết quả tốt hơn.

8.1. Bệnh nhân ung thư nướu răng nên ăn gì?

Dưới đây là các thực phẩm giúp tăng cường đề kháng, chống lại nguy cơ ung thư nướu răng:

- Trái cây, rau xanh: Đây là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ chính cho cơ thể. Điển hình như cà chua, cà rốt, đậu Hà Lan, các loại rau họ cải, măng tây, mướp đắng…. và các loại trái cây bao gồm cam, chuối, kiwi, đào, xoài, lê và dâu tây…

- Ngũ cốc nguyên hạt

- Thực phẩm chứa protein như thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, sữa, các loại hạt, đậu khô, đậu nành…

- Gạo, mì, bánh quy giòn, yến mạch, ngô, khoai tây, đậu và các sản phẩm từ sữa

- Mật ong (Tiêu thụ ở mức độ vừa phải)

8.2. Bệnh ung thư nướu răng không nên ăn gì?

Các loại thực phẩm sau không tốt cho bệnh nhân ung thư nướu răng:

- Giảm lượng calo, chất béo không bão hòa

- Thịt đỏ như thịt bò, thịt cứu, thịt dê… và các loại thịt chế biến, đóng hộp sẵn như xông khói, xúc xích, giăm bông

- Các món ăn được chế biến theo hình thức chiên, xào, rán hay chịu nhiệt độ cao

- Đồ ăn có nhiều muối, đường và dầu mỡ

- Các loại thực phẩm lên men, có chất bảo quản như mứt, dưa chua, cà muối…

- Bia rượu, đồ uống có chất kích thích, nước ngọt có ga

9. Các câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh ung thư nướu răng

9.1. Bệnh ung thư nướu răng có chữa được không?

Bệnh ung thư nướu răng là do các khối u ác tính ở nướu phát triển và hình thành. Do nằm ở khu vực nổi bật và dễ nhìn thấy do đó bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn đầu. Do đó, khả năng chữa khỏi là rất cao.

Ung thư nướu răng giai đoạn đầu thường được điều trị bằng hình thức phẫu thuật hoặc xạ trị. Phẫu thuật là hình thức loại bỏ khối u và phần mô xung quanh. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật tái tạo, chỉnh hình để khôi phục các cấu trúc đã được loại bỏ và phục hồi chức năng ăn uống, nói chuyện bình thường.

9.2. Bệnh ung thư nướu răng có lây không?

Ung thư nướu răng là bệnh lý không lây truyền trực tiếp. Do đó, mọi người có thể yên tâm tiếp xúc, sinh hoạt, làm việc bình thường mà không cần lo lắng về việc bệnh có thể lây truyền cho người khác.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cảnh báo rằng bệnh ung thư nướu răng có thể truyền theo con đường gián tiếp. Cụ thể là lây qua đường quan hệ tình dục không lành mạnh bằng đường miệng hay virus HPV.

9.3. Bệnh ung thư nướu răng có di truyền không?

Khoa học đã chứng minh bệnh ung thư nướu răng không di truyền từ thế hệ cha mẹ, ông bà sang con cháu. Tuy nhiên, di truyền cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, những người có thành viên trong gia đình (Quan hệ cấp 1) cần chú ý đề phòng và kiểm tra, chẩn đoán để xác định nguy cơ mắc bệnh. Từ đó có thể đưa ra các phương án bảo vệ bản thân hiệu quả nhất.

10. Các hình ảnh về bệnh ung thư nướu răng

Dưới đây là các hình ảnh về bệnh ung thư nướu răng:

photo-2

Phần nướu của bệnh nhân sưng và có màu đậm hơn các khu vực xung quanh


photo-3

Tế bào ung thư nướu răng lây lan và phá hủy hệ thống mô xung quanh


photo-4

Nướu của bệnh nhân yếu đi, khiến răng lung lay và chảy máu


photo-5

Vùng nướu lở loét, chảy máu, có mùi hôi khó chịu


photo-6

Nướu răng có hiện tượng nứt và thường xuyên xuất hiện các cơn đau nhói

Bệnh ung thư nướu răng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời đúng, cách sẽ không để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh cũng gây nên nhiều phiền phức, khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình sinh hoạt, giao tiếp. Bởi vậy, mọi người cần có ý thức bảo vệ bản thân bằng chính thói quen hàng ngày như không hút thuốc lá, tránh xa bia rượu, vệ sinh răng miệng và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ…

Tác giả: Lê Thọ Hưng