Ung thư lá lách: triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Ung thư lá lách: triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Bệnh ung thư lá lách là tình trạng hiếm gặp nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện, điều trị kịp thời.

1. Bệnh ung thư lá lách là gì?

Vai trò của lá lách trong cơ thể giúp loại bỏ các tế bào máu hư hỏng, ngăn cơ thể bị nhiễm trùng thông qua cơ thể lọc, tạo ra các tế bào miễn dịch là lymphocytes. Bên cạnh đó, lá lách giúp đông máu bằng cách lưu trữ lại các tế bào hồng cầu và tiểu cầu.

Bệnh ung thư lá lách là tình trạng phát triển các tế bào ung thư tạo thành khối u trên lá lách của người bệnh. Lá lách là một cơ quan thuộc về hệ bạch huyết, nằm ở phần bụng phía trên bên trái cơ thể con người.

Khi các tế bào ung thư phát triển trên lá lách, chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch, sức khỏe và sự phát triển bình thường của dòng máu.

Ung thư lá lách là một dạng u lympho – một loại ung thư ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Ung thư lá lách có thể là chủ yếu nếu phát triển tại lá lách trước khi lan sang các cơ quan khác. Là thứ yếu nếu tế bào ung thư phát triển trên các cơ quan khác trước khi lây truyền sang lá lách. Dù là chủ yếu hay thứ yếu thì ung thư lá lách cũng không phải là một bệnh lý phổ biến.

ung thư lá lách

Vai trò của lá lách trong cơ thể giúp loại bỏ các tế bào máu hư hỏng, ngăn cơ thể bị nhiễm trùng (Ảnh: Internet)

2. Triệu chứng của bệnh ung thư lá lách

Bệnh ung thư lá lách đều phát triển từ bộ phận này hoặc từ cơ quan khác lây truyền sang lá lách đều có thể khiến lá lách sưng phù và mở rộng. Điều này gây ra các triệu chứng bao gồm:

- Nhanh no khi ăn uống 

- Đau ở phần bụng trên bên trái 

- Thường xuyên bị bệnh liên quan đến nhiễm trùng như cảm lạnh hoặc cảm cúm do hệ thống miễn dịch suy yếu 

- Dễ chảy máu và khó cầm máu 

- Thiếu máu do số lượng tế bào hồng cầu thấp

- Người mệt mỏi, suy yếu

Các triệu chứng khác của ung thư lá lách cũng có thể bao gồm:

- Sưng phù hạch bạch huyết 

- Sốt

- Đổ mồ hôi nhiều 

- Ớn lạnh 

- Giảm cân 

- Sưng chướng bụng 

- Đau ngực hoặc tức ngực 

- Ho 

- Hụt hơi 

ung thư lá lách

Người bị ung thư lá lách thường xuyên bị đau ở phần bụng trên bên trái (Nguồn ảnh: Internet)

3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư lá lách

Bệnh ung thư lá lách thường là do sự phát triển quá mức của các tế bào bạch cầu hoặc tế bào miễn dịch lymphocytes trong lá lách. Bệnh ung thư bạch cầu và bệnh u lympho được xem là những nguyên nhân chính gây ung thư lá lách. Ngoài ra, các loại ung thư như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư da có thể lây truyền các tế bào ung thư sang lá lách và gây ung thư lá lách.

Những người đáp ứng một hoặc nhiều yếu tố đưới đây có nguy cơ bị u lympho.

- Nam giới lớn tuổi

- Có một bệnh lý hoặc điều kiện ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như bệnh HIV, cấy ghép tạng… 

- Đang bị bệnh nhiễm trùng liên quan đến virus Epstein-Barr hoặc Helicobacter pylori (H. pylori)

Những người đáp ứng một hoặc nhiều yếu tố dưới đây có nguy cơ bị ung thư bạch cầu cao hơn:

- Hút thuốc lá

- Di truyền do người thế hệ trước có tiền xử bị ung thư bạch cầu 

- Tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại 

- Người có hội chứng và các rối loạn di truyền nhất định điển hình như bệnh DOWN 

- Người đang hoặc đã điều trị bằng hóa trị và xạ trị (những phương pháp điển hình dùng điều trị bệnh ung thư nói chung) 

ung thư lá lách

Bệnh Ung thư lá lách thường là do sự phát triển quá mức của các tế bào bạch cầu hoặc tế bào miễn dịch lymphocytes trong lá lách (Ảnh: Internet)

4. Chuẩn đoán bệnh ung thư lá lách bằng cách nào?

Nếu các bác sĩ nghi ngờ bạn bị ung thư lá lách, họ có thể đề nghị thực hiện nhiều xét nghiệm để phát hiện ung thư trên các vùng cơ quan khác.

- Xét nghiệm máu và đếm tế bào trong máu thường là xét nghiệm bắt buộc.

- Xét nghiệm sinh thiết tủy xương cũng có thể cần thiết để tìm các tế bào ung thư trong tủy xương.

- Sinh thiết mô hạch bạch huyết cũng cần thiết thiết để xem có u hạch bạch huyết hay không.

- Các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT cắt lớp, chụp cộng hưởng từ MRI, PET scan cũng có thể được sử dụng để xác định vị trí và cấu trúc các khối u.

- Đôi khi, các bác sĩ cần thực hiện phẫu thuật để lấy mẫu lá lách rồi phân tích trong phòng thí nghiệm nếu cần các cơ sở chuẩn đoán chính xác hơn.

5. Điều trị bệnh ung thư lá lách

Nếu người bệnh được chuẩn đoán là ung thư lá lách, hầu hết các trường hợp đều cần đến phẫu thuật để điều trị.

Có hai loại phẫu thuật, bao gồm:

- Nội soi: Các bác sĩ thực hiện bốn vết mổ nhỏ trên vùng bụng xung quanh lá lách, sử dụng máy quay siêu nhỏ để quan sát lá lách sau đó cắt và loại bỏ nó thông qua một ống thông. Bởi vì các vết mổ nhỏ hơn nên phẫu thuật nội soi giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng hơn. 

Phẫu thuật mở bụng: Các bác sĩ thực hiện mở bụng của người bệnh sau đó tiến hành cắt bỏ lá lách như bình thường.

Ngoài phẫu thuật, điều trị ung thư lá lách còn cần áp dụng một số biện pháp khác nhưng tùy vào mức độ và loại ung thư. Bao gồm:

-Hóa trị 

- Xạ trị 

- Các loại thuốc 

- Ghép tế bào gốc

Tất cả đều nhằm mục đích duy nhất là cố gắng tiêu diệt các tế bào ung thư còn xót lại và ức chế ngăn ngừa chúng tiếp tục phát triển.

Nếu người bệnh bị ung thư lá lách được xác định là hệ quả của một bệnh lý liên quan khác (thường là ung thư từ các cơ quan khác lây truyền sang). Thì việc điều trị trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Ngoài điều trị ung thư lá lách, người bệnh còn cần điều trị song song cả ung thư căn nguyên. Ung thư dạng này được gọi là đã di căn và triển vọng phục hồi là tương đối thấp.

Tác giả: Thanh Hoa