Tổng quan về bệnh u khí quản và u phế quản

Tổng quan về bệnh u khí quản và u phế quản
U khí quản và u phế quản là hai bệnh lý đường hô hấp ít ai biết đến mặc dù bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Cùng tìm hiểu rõ hai bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé.

1. U khí quản và u phế quản là gì?

U khí quản được biết đến là tình trạng khối u hình thành bất thường trong khí quản. U khí quản gây ra các triệu chứng hen suyễn, hơi thở khò khè, khàn tiếng, thở dốc và ho ra máu. Bệnh nhân mắc chứng u khí quản thường rất mệt mỏi, sút cân và suy nhược nặng.

U phế quản là khối u carcinoid phát triển chậm và ít di căn ở phế quản. Khối u chặn đường hô hấp khiến bệnh nhân bị viêm phổi, thở khó, ho ra máu. Ngoài ra, u carcinoid có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng đối với phế quán như viêm nhiễm khuẩn, giãn phế quản,... Theo thống kê, 90% các u phế quản là u lành tính, do đó nếu được phát hiện sớm thì có khả năng chữa trị thành công cao.

U phế quản "điển hình" thường có các thể sau: u biểu mô  trụ  thường gặp ở người trưởng thành có độ tuổi từ 30 - 60 tuổi, u nhầy dạng biểu bì có hình dạng giống khối thịt thừa, xuất hiện ở độ tuổi khoảng 50. Một thể hiếm gặp khác của u phế quản là u abrikossoff , nó xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau và có hình dạng các tế bào hạt.  U carcinoid phế quản có nguyên nhân phần lớn từ sự biến đổi của các tế bào thành kinh nội tiết, sản sinh ra kích thích serotonin. 

Ảnh 2.

U khí quản và u phế quản là hai bệnh khá hiếm gặp ở đường hô hấp, có thể gây hại cho cơ thể nếu không được phát hiện sớm. Ảnh: Internet

2. Chuẩn đoán và điều trị u khí quản, u phế quản

Do các khối u khí quản và u phế quản có những dấu hiệu khác giống với các chứ rối loạn hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn... do đó việc chuẩn đoán đúng bệnh, chính xác các khối u lành tính và ác tính là khó khó khăn. 

2.1. U khí quản

Đối với bệnh nhân mắc khối u khí quản, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng bằng việc nghe nhịp thở, tình trạng hô hấp. Đồng thời tiết hành soi phế quản, chụp X-ray, CT scan ngực và họng hoặc xét nghiệm sinh thiết nếu cần thiết. 

Phù thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ thích hợp. Phương pháp được đánh giá mang lại kết qủa điều trị cao nhất là cắt bỏ đối với những khối u khí quản có kích thước nhỏ hơn 1/3 độ dài khí quản. Sau phẫu thuật, bệnh nhân nên thực hành các bài tập vật lý trị liệu và luyện thở. Ngoài phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định các phương khác khác như: xạ trị, hoá trị, stenting hoặc bronchoscopic. 

2.2. U phế quản

Để chuẩn đoán u phế quản, bác sĩ sẽ tiến hành soi phế quản của bệnh nhân để xem có phát hiện các khối u bất thường ở đường hô hấp không. Thông thường các khối u này sẽ có màu đỏ hoặc hồng và chảy máu. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành CT để giúp định vị và theo dõi khối u. 

Trong các trường hợp bệnh nhân mắc u phế quản thuộc dạng "điển hình" như u biểu mô trụ, u nhầy dạng biểu bì, u abrikossoff thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u để giảm thiểu sự lan rộng của nó bởi các khối u phế quản phần lớn kháng hoá trị liệu và tia xạ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng thuốc để làm teo nhỏ các khối u. P

3. Những lưu ý khi điều trị u khí quản và u phế quản

Bệnh nhân bị mắc các chứng u khí quản, u phế quản cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình chữa trị bệnh như sau:

- Tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay bỏ thuốc khi không được sự chỉ định của bác sĩ.

- Không uống rượu, bia, chất kích thích vì có thể khiến các khối u phát triển nhanh

- Bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

- Giữ một thái độ tích cực, vui vẻ và lạc quả sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả tốt. 

Tác giả: Huyền Trang