Mặc dù là hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại tuy nhiên bệnh trầm cảm theo mùa đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác. Ở mỗi cá nhân lại có những nguy cơ dẫn tới bệnh khác nhau.
Tuy nhiên, dựa trên căn cứ là tính lặp lại có chu kỳ và thường xảy đến vào mùa thu đông, bệnh trầm cảm theo mùa có thể xuất phát từ nguyên nhân con người ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Từ đó mà người sống ở vùng có những đêm mùa đông dài hơn ban ngày (vùng vĩ độ cao) và ít ánh sáng mặt trời dễ có khả năng mắc bệnh hơn. Ví dụ như trầm cảm theo mùa thường gặp ở Canada và Alaska hơn là Florida.
Ánh sáng đến nay được coi là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm theo mùa. Một giả thuyết đưa ra nếu giảm sự tiếp xúc của ánh nắng tự nhiên có thể gây ra các ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của cơ thể, gây rối loạn điều hòa hóc-môn, giấc ngủ và ảnh hưởng đến tinh thần. Giả thuyết khác cho rằng các chất hóa học của não bộ phụ thuộc vào ánh sáng có nhiều ảnh hưởng tới những người bị trầm cảm theo mùa.
Những người có tiền sử gia đình mắc rối loạn tâm thần này cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
Ảnh: Internet
Mặc dù bệnh trầm cảm theo mùa ảnh hưởng tới mỗi cá nhân khác nhau nhưng thời gian thường bắt gặp nhiều nhất là vào khoảng tháng 10,11 và kết thúc vào tháng 3,4.
Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh trầm cảm theo mùa được chia thành triệu chứng mùa đông và triệu chứng mùa hè.
Nói chung có hai loại trầm cảm theo mùa là: mùa đông và mùa hè.
- Những triệu chứng của trầm cảm theo mùa mùa đông gồm:
+ Mệt mỏi vào ban ngày
+ Khó tập trung
+ Cảm giác tuyệt vọng
+ Dễ bị kích thích
+ Thiếu hứng thú với các hoạt động xã hội
+ Thờ ơ
+ Giảm hứng thú tình dục
+ Cảm thấy bất hạnh
+ Tăng cân
Ảnh: Internet
- Những triệu chứng của trầm cảm theo mùa mùa hè:
+ Dễ kích động
+ Khó ngủ
+ Tăng cảm giác bồn chồn
+ Chán ăn
+ Sụt cân
Nhiều trường hợp mắc bệnh trầm cảm giai đoạn nặng có thể dẫn tới ý định tự sát. Đây cũng chính là lý do vì sao bệnh trầm cảm trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người và gây ra nhiều hậu quả nặng nề một cách âm thầm, đáng sợ cho nhân loại.
Ảnh: Internet
Những triệu chứng của bệnh trầm cảm theo mùa có thể trùng khớp hoặc tương dồng với nhiều bệnh rối loạn chức năng khác như:
- Rối loạn lưỡng cực
- Suy giáp
Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân
Để biết được chính xác bạn có mắc bệnh trầm cảm theo mùa hay không bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm trước khi đưa ra câu trả lời chẩn đoán chính xác nhất. Một vài xét nghiệm có thể phát hiện trầm cảm như: xét nghiệm máu định lượng hóc-môn tuyến giáp. Tuy nhiên, phương pháp này được cho rằng vẫn chưa triệt để.
Các bác sĩ cũng sẽ hỏi bệnh nhân một số câu hỏi về triệu chứng và thời điểm nào bắt đầu nhận thấy chúng. Người bị trầm cảm theo mùa có khuynh hướng xuất hiện các triệu chứng hàng năm.
Ảnh: Internet
Cả hai loại trầm cảm theo mùa đều có thể điều trị được bằng tư vấn và liệu pháp. Một giải pháp để điều trị trầm cảm theo mùa mùa đông là liệu pháp ánh sáng, đó là ở trong hộp ánh sáng hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Một lựa chọn khác đó là "bình minh giả", sử dụng ánh sáng hoạt động theo giờ định trước giống như thời gian mặt trời mọc - lặn. Điều đó sẽ kích thích đồng hồ sinh học của cơ thể. Liệu pháp ánh sáng chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát của thầy thuốc và các thiết bị đã được công nhận. Lối sống lành mạnh cũng có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng của trầm cảm theo mùa:
Chế độ ăn lành mạnh bao gồm các protein từ động và thực vật, trái cây và rau củ Luyện tâp Ngủ đủ giấc
Một số bệnh nhân có đáp ứng điều trị tích cực khi sử dụng thuốc chống trầm cảm như fluoxetine (Prozac) và bupropion (Wellbutrin).
Ngay khi cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường về tâm lý bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để biết mình có mắc bệnh trầm cảm theo mùa hay không. Càng phát hiện sớm, bệnh càng dễ vượt qua và tránh những hậu quả đáng tiếc xảy đến cho người bệnh, những người xung quanh.