Tổng quan về bệnh tăng nhãn áp

Tổng quan về bệnh tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp là một trong những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực của người bệnh nếu không được khám và điều trị kịp thời, hiện nay việc điều trị tăng nhãn áp cũng có nhiều thay đổi.

1. Bệnh tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp là một trong những bệnh lý về mắt mà nhiều người mắc phải, tăng nhãn áp còn có tên gọi khác là thiên đầu thống, cườm nước và glocom,...Tăng nhãn áp được hiểu đơn giản là tăng áp lực tại mắt, điều này làm cho người bệnh nhìn mờ, đau đầu nhiều,....Tình trạng tăng nhãn áp kéo dài liên tục có thể làm tổn thương nghiêm trọng tới thị lực của người bệnh. Việc điều trị tăng nhãn áp sẽ tùy thuộc vào cơ chế bệnh sinh gây ra tăng nhãn áp.

Tổng quan về bệnh tăng nhãn áp-1

Tăng nhãn áp là một trong những bệnh lý về mắt mà nhiều người mắc phải

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tăng nhãn áp

Dấu hiệu nhận biết bệnh tăng nhãn áp sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây ra chúng, dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh tăng nhãn áp thường gặp:

Tăng nhãn áp góc mở: Tăng nhãn áp góc mở thường không có dấu hiệu điển hình, người bệnh thường khó nhận biết được căn bệnh này.

Tăng nhãn áp góc đóng: Những người mắc tăng nhãn áp góc đóng thường có dấu hiệu nghiêm trọng và dữ dội hơn, những người này đột ngột cảm thấy đau mắt, mắt nhìn mờ, nhìn đôi, cảm giác chói mắt, người bệnh luôn có cảm giác có một lớp màng mỏng bao quanh mắt. Những người mắc tăng nhãn áp góc đóng còn cảm giác thấy đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn nhiều.

Tăng nhãn áp bẩm sinh: Tăng nhãn áp bẩm sinh là một chứng bệnh nguy hiểm làm tổn thương thị lực của trẻ rất lớn, những trẻ bị tăng nhãn áp bẩm sinh thường có cảm giác có một lớp màng mờ bao quanh mắt, mắt đỏ nhiều và mắt bé thường rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

Tăng nhãn áp thứ cấp: Tăng nhãn áp thứ cấp thường xuất hiện sau khi người bệnh mắc phải một căn bệnh nào đó ví như các chứng bệnh có liên quan tới tăng áp lực nội sọ. Những người mắc tăng nhãn áp thứ cấp thường có các dấu hiệu như tăng nhãn áp góc đóng.

Khi thấy các dấu hiệu trên người bệnh cần nhanh chóng tới khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, còn đối với những người có tiền sử mắc các bệnh lý về mắt cần đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường có thể xuất hiện ở mắt.

Tổng quan về bệnh tăng nhãn áp-2

Tăng nhãn áp còn có tên gọi khác là thiên đầu thống, cườm nước và glocom,...

3. Nguyên nhân và đối tượng có nguy cơ mắc tăng nhãn áp

3.1. Nguyên nhân gây tăng nhãn áp

Theo phân tích của các bác sĩ chuyên khoa mắt, mỗi một loại tăng nhãn áp sẽ có một nguyên nhân gây bệnh khác nhau, cụ thể như sau:

Nguyên nhân gây tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp bẩm sinh: Nguyên nhân gây tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp bẩm sinh thường có tính di truyền, theo thống kê những người có gia đình mắc tăng nhãn áp sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn so với những đối tượng khác.

Nguyên nhân gây tăng nhãn áp góc đóng: Nguyên nhân gây tăng nhãn áp góc đóng thường xuất hiện do có sự tắc nghẽn ống dẫn lưu có trong màng mạch dẫn tới tình trạng tăng áp lực lên mắt hay còn gọi là tăng nhãn áp.

Nguyên nhân gây tăng nhãn áp thứ cấp: Nguyên nhân gây tăng nhãn áp thứ cấp có thể do rất nhiều nguyên nhân như chấn thương mắt, tiểu đường, thường xuyên sử dụng thuốc corticosteroids, tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng,...

3.2. Đối tượng có nguy cơ cao mắc tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là căn bệnh nguy hiểm có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là một số đối tượng sau:

Phụ nữ tuổi trên 40 có nguy cơ mắc tăng nhãn áp tăng cao hơn so với những đối tượng khác.

Những người bị cận thị hoặc bị các chấn thương mắt sẽ có nguy cơ cao hơn mắc tăng nhãn áp.

Những người mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp,...cũng có nguy cơ cao mắc tăng nhãn áp hơn so với các đối tượng khác.

Tổng quan về bệnh tăng nhãn áp-3

Nguyên nhân gây tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp bẩm sinh thường có tính di truyền

4. Phương pháp điều trị tăng nhãn áp

Sau khi bệnh nhân được khám và làm các xét nghiệm lâm sàng cần thiết bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Theo đó, tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà các bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau, điều trị cụ thể như sau:

- Dùng thuốc nhỏ mắt.

- Sử dụng Laser.

- Phẫu thuật.

Những phương pháp điều trị này không điều trị dứt điểm được bệnh, chúng chỉ làm giảm đi những đau đớn mà người bệnh phải chịu khi bị tăng nhãn áp, chính vì thế người bệnh cần kết hợp điều trị cả nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp.

5. Biến chứng bệnh tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là căn bệnh nguy hiểm gây biến chứng mù lòa cao cho người bệnh. Theo đó những người mắc tăng nhãn áp thời kỳ đầu hầu như không có bất cứ dấu hiệu gì, chỉ phát hiện ra bệnh khi tình trạng tăng nhãn áp đã trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới thị lực.

Tăng nhãn áp không chỉ gây đau đớn, giảm thị lực của người bệnh mà chúng còn có thể khiến người bệnh mất đi hoàn toàn thị lực. Chính vì thế, khi thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở mắt người bệnh cũng cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được khám và điều trị kịp thời.

Tổng quan về bệnh tăng nhãn áp-7

Tăng nhãn áp không chỉ gây đau đớn, giảm thị lực của người bệnh mà chúng còn có thể khiến người bệnh mất đi hoàn toàn thị lực.

6. Phòng ngừa tăng nhãn áp

Một số biện pháp giúp bảo vệ mắt đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc tăng nhãn áp có thể kể tới như:

- Đi khám mắt thường xuyên.

- Cẩn thận đối với những gia đình có người mắc tăng nhãn áp.

- Có lối sống lành mạnh.

- Đeo kính bảo vệ mắt.

Tổng quan về bệnh tăng nhãn áp-8

Đeo kính bảo vệ mắt giúp phòng tăng nhãn áp.

7. Ăn uống cho bệnh nhân tăng nhãn áp

7.1. Thực phẩm nên ăn khi mắc chứng tăng nhãn áp

- Cá ngừ: Cá ngừ chứa lượng lớn axit béo omega-3, axit béo omega-3 giúp duy trì đôi mắt khỏe mạnh giảm đi nguy cơ mắc các bệnh về mắt cũng như bệnh tăng nhãn áp.

- Quả việt quất: Quả việt quất rất giàu anthocyanin, anthocyanin là chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ thị lực giúp giảm đi nguy cơ mắc tăng nhãn áp.

- Bổ sung một loạt các thực phẩm như các loại thực phẩm màu đỏ, màu xanh, màu tím,...để bổ sung anthocyanin cho cơ thể.

- Sô cô la đen: Sô cô la đen làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể đồng thời loại thực phẩm này còn chứa flavonoid giúp cải thiện thị lực ở những người mắc tăng nhãn áp cũng như giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

- Rau chân vịt: Rau chân vịt giúp che chắn mắt khỏi tác hại của ánh sáng giúp giảm đi áp lực trong mắt hiệu quả.

- Trứng: Trứng chứa lượng lớn lutein và zeaxanthin, hai hoạt chất này giúp bảo vệ mắt vô cùng hiệu quả.

- Hàu: Hàu chứa lượng kẽm lớn giúp mắt sáng khỏe hơn, đồng thời chúng còn chứa hàm lượng lớn vitamin A giúp bảo vệ đôi mắt ngăn ngừa nguy cơ mắc chứng tăng nhãn áp.

7.2. Những loại thực phẩm nên tránh

- Thực phẩm giàu chất béo trans: Những thực phẩm giàu chất béo trans - một loại chất béo xấu không tốt cho các tế bào của cơ thể trong đó có cả tế bào mắt, sử dụng quá nhiều loại thực phẩm này có thể khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc tăng nhãn áp.

- Các chất gây dị ứng: Các chất gây dị ứng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn.

- Chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa cũng nằm trong danh sách những thực phẩm mà người mắc tăng nhãn áp không nên sử dụng thường xuyên.

- Cà phê: Cà phê hay các chất kích thích nói chung có thể làm tổn thương thần kinh thị giác, tăng nguy cơ mắc tăng nhãn áp cho bạn.

Tổng quan về bệnh tăng nhãn áp-9

Đi khám mắt thường xuyên giúp bạn phát hiện những bất thường về mắt đặc biệt là bệnh tăng nhãn áp trong giai đoạn đầu.

8. Các câu hỏi thường gặp của bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp có tính di truyền không?

Những người có cha mẹ mắc chứng bệnh tăng nhãn áp chưa chắc đã mắc bệnh, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh của những người này sẽ cao hơn so với nhóm đối tượng khác. Chính vì thế, những người sống trong gia đình có người mắc tăng nhãn áp cần thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe mắt định kỳ.

Tăng nhãn áp có thể khỏi được không?

Có rất nhiều loại tăng nhãn áp khác nhau, mỗi dạng tăng nhãn áp sẽ có cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay việc điều trị tăng nhãn áp chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng mà chưa thể điều trị dứt điểm bệnh, các phương pháp điều trị chỉ làm chậm quá trình tổn thương của mắt cũng như giúp phục hồi thị lực cho người bệnh.

Tăng nhãn áp có bị lây không?

Tăng nhãn áp là căn bệnh không có tính lây nhiễm nên bạn hoàn toàn yên tâm và không sợ bị lây nhiễm căn bệnh này.

9. Hình ảnh bệnh tăng nhãn áp

Tổng quan về bệnh tăng nhãn áp-10

Có rất nhiều loại tăng nhãn áp khác nhau, mỗi dạng tăng nhãn áp sẽ có cách điều trị khác nhau.

Tổng quan về bệnh tăng nhãn áp-11

Dùng thuốc nhỏ mắt thường được chỉ định đối với những người mắc tăng nhãn áp góc đóng hay tăng nhãn áp góc mở.

Tổng quan về bệnh tăng nhãn áp-12

Phẫu thuật là phương pháp điều trị tăng nhãn áp có nhiều rủi ro, chúng chỉ được thực hiện khi người bệnh bị tăng nhãn áp bẩm sinh hay tăng nhãn áp thứ phát hoặc tăng nhãn áp nặng.

Tác giả: Phạm Thị Mai