Tổng quan về bệnh quai bị: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Tổng quan về bệnh quai bị: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh
Quai bị là căn bênh dễ lây lan và có thể bùng phát thành dịch, đe dọa cuộc sống của nhiều người nhất là ở trường học. Từ khoảng năm 1967, thuốc chủng ngừa bệnh quai bị được phát minh và sử dụng rộng rãi đã giúp đẩy lùi nguy cơ này.


1. Định nghĩa bệnh quai bị

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em. Độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất thường là 5 – 9 tuổi. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Quai bị là căn bệnh thường gặp ở người, hầu hết trong đời, đa số ai cũng có thể bị mắc quai bị ít nhất một lần.

Quai bị là căn bênh dễ lây lan và có thể bùng phát thành dịch, đe dọa cuộc sống của nhiều người nhất là ở trường học. Từ khoảng năm 1967, thuốc chủng ngừa bệnh quai bị được phát minh và sử dụng rộng rãi đã giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh này.

2. Nguyên nhân gây bệnh quai bị

Bệnh quai bị gây ra do một loại virus, chủ yếu tấn công vào các mô hạch và mô thần kinh. Virus gây bệnh chủ yếu có trong nước bọt của người bệnh, lây lan khi họ nói, ăn chung thức ăn, nhổ nước bọt. ... Virus trôi nổi lơ lửng trong môi trường không khí và lây nhiễm sang người khác và ủ bệnh trong vòng từ 2 tuần đến 3 tuần.

Tổng quan về bệnh quai bị: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh - Ảnh 2.

Bệnh quai bị gây ra do một loại virus, chủ yếu tấn công vào các mô hạch và mô thần kinh. (Ảnh: Internet)

Trong thời gian 1 tuần trước khi bắt đầu có triệu chứng bệnh cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh, người bệnh có thể gây lây bệnh cho những ai tiếp xúc, gần gũi với họ. Ai đã mắc quai bị một lần sẽ được miễn dịch tự nhiên suốt đời vì chỉ có một chủng virus gây bệnh duy nhất. Tiêm chủng phòng tránh quai bị đang được sử dụng hiệu quả và an toàn.

3. Chẩn đoán

Các triệu chứng khởi đầu thường rất nhẹ

- Sốt nhẹ, kéo dài trong 2 – 3 ngày.

- Cảm giác mệt mỏi.

- Biếng ăn, ăn không ngon.

- Khô miệng.

Các triệu chứng khởi phát bệnh

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị là sưng tuyến mang tai (2 tuyến nước bọt nằm ở vị trí góc xương hàm, ngay bên dưới và phía trước tai), có thể ở một bên hoặc cả 2 bên. Mặc

Tuyến mang tai sưng làm cho góc hàm không thể sờ nắn được, điều này giúp phân biệt với bệnh hạch bạch huyết vùng cổ hay hàm dưới. Sưng tuyến mang tai thường kéo dài trong khoảng từ 7 – 10 ngày.

Tổng quan về bệnh quai bị: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh - Ảnh 3.

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị là sưng tuyến mang tai. (Ảnh: Internet)

Hai tuyến mang tai có thể cùng lúc sưng đau, nhưng cũng có thể chỉ một trong hai tuyến. Trong trường hợp sưng một tuyến thì khi tuyến này xẹp xuống, tuyến còn lại sẽ bắt đầu sưng lên.

Các triệu chứng chung là sốt, đau đầu, khó nhai, biếng ăn. Tất cả triệu chứng thường mất đi sau khoảng 12 ngày.

Chẩn đoán xác định đôi khi cần xét nghiệm tìm kháng thể chống virus trong máu người bệnh, nuôi cấy nước bọt hoặc nước tiểu.

3. Biến chứng của bệnh quai bị

- Viêm tinh hoàn,  đau bụng hoặc viêm buồng chứng là những biến chứng do bệnh quai bị gây ra. Biến chứng viêm tinh hoàn xảy ra ở khoảng một phần tư số ca bệnh nam giới sau tuổi dậy thì. Khi bị viêm tinh hoàn, một hoặc cả hai bên tinh hoàn sưng lên và đau trong vòng 2 – 4 ngày rồi xẹp. Với một tỷ lệ khá hiếm hoi, viêm tinh hoàn có thể dẫn đến vô sinh.

- Virus tấn công vào dây thần kinh thính giác có thể gây điếc, nhưng biến chứng này rất hiếm gặp.

4. Điều trị bệnh quai bị

- Bệnh quai bị không có thuốc điều trị đặc hiệu, nên chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng.

- Cách điều trị bệnh quai bị hiệu quả nhất là cho người bệnh nghỉ ngơi tại giường và uống nhiều nước, đồng thời, hạn chế tránh tiếp xúc lây lan. 

- Trong trường hợpThuốc giảm đau và hạ nhiệt thông thường như aspirin, acetaminophen hay paracetamol để giảm nhẹ các triệu chứng.

- Với các trường hợp bị viêm tinh hoàn, có thể điều trị hiệu quả với prednisolon 40mg, mỗi ngày một lần, liên tục trong 4 ngày.

Tổng quan về bệnh quai bị: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh - Ảnh 4.

Tiêm vắc xin là phương pháp phòng tránh hiệu quả nhất hiện tại. (Ảnh: Internet)

- Khi có dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đi khám ngay cả khi việc điều trị không khác biệt mấy, bởi vì bệnh nhân cần sớm được chọc dò tủy sống (thủ thuật rút dịch não tủy) để xác định ngay việc có hay không vi khuẩn gây viêm màng não.

Tiêm vắc xin là phương pháp phòng tránh hiệu quả nhất hiện tại. Chủng ngừa bệnh quai bị thường được thực hiện cùng lúc với chủng ngừa bệnh sởi, khi trẻ được 9 đến 15 tháng tuổi, và nếu trễ nhất cũng không nên để quá 4 tuổi. 

Thuốc chủng ngừa bệnh quai bị chính thức được sử dụng tại Hoa Kỳ từ năm 1967. Trước đó, vào năm 1964, người ta ghi nhận khoảng 212.000 ca bệnh quai bị tại quốc gia này. Sau khi sử dụng thuốc chủng ngừa, cho đến năm 1999 thì tổng số các trường hợp mắc bệnh quai bị chỉ còn không đến 400 ca.

Chủng ngừa là phương thức đơn giản nhất để chống lại bệnh quai bị. Thuốc hoàn toàn an toàn và hiệu quả, có thể tạo ra khả năng miễn dịch suốt đời cho trẻ.

Tác giả: Thanh Thanh