Tổng quan về bệnh nấm họng

Tổng quan về bệnh nấm họng
Bệnh nấm họng gây ra những bất tiện trong đời sống sinh hoạt. Phần lớn bệnh này là do các loại nấm gây ra, trong đó có nấm Candida. Cùng tìm hiểu các biểu hiện bệnh lý của nấm họng qua bài viết dưới đây.

1. Nấm họng là gì?

Tình trạng niêm mạc vùng họng bị tổn thương do sự tích tụ quá mức của một số loại nấm như candida  được gọi là bệnh lý nấm họng. 

Candida albicans  được biết đến là một loại nấm men, thường sống trong đường tiêu hóa và âm đạo của con người. 

2. Cơ chế xâm nhập

Nấm Candida thường hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng nhưng nếu loại nấm này phát triển quá nhiều trong ruột thì nó sẽ phá vỡ thành ruột để đi vào máu và giải phóng độc tố gây hại.

Theo cơ chế hoạt động hệ thống miễn dịch sẽ có nhiệm vụ ngăn chặn sự xâm nhập của nấm men, nếu hệ thống miễn dịch bị suy yếu sẽ tạo điều kiện cho nấm candida phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng gia tăng số lượng làm cho mất đi sự cân bằng trong cơ thể mà sức đề kháng không thể chống lại được thì nó sẽ tấn công vào cơ thể gây nhiễm trùng.

Ảnh 2.

Nấm Candida là nguyên nhân gây ra bệnh nấm họng. Ảnh: Internet

3. Biểu hiện bệnh nấm họng

Thông thường vào giai đoạn đầu, bệnh nhân không có những biểu hiện bệnh nấm họng rõ ràng mà chỉ là những cơn đau nhói trong họng - miệng giảm vị giác, có thể bị ho.

Ở giai đoạn phát triển, bệnh nấm họng biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau trên nhiều bộ phận của da như miệng, họng, bộ phận sinh dục, ruột và hệ thống máu. Cụ thể:

- Mẩn ngứa hoặc mắc bệnh vẩy nến ở da và móng tay.

- Đau họng, khó khăn khi nuốt.

- Bên trong miệng và lưỡi xuất hiện những đốm trắng mỏng trên bề mặt niêm mạc. Khi lấy tăm bông gạt đám trắng đi thì thấy niêm mạc bị xung huyết hoặc có màu đỏ.

- Luôn cảm thấy cơ thể thiếu năng lượng, mệt mỏi.

- Bệnh nhân có thể bị đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên.

- Thường xuyên thèm đồ ngọt.

- Tâm trạng hay thay đổi, dễ nổi nóng.

- Bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng âm đạo, ngứa âm đạo và cảm thấy đau khi quan hệ tình dục.

Ảnh 3.

Miệng và lưỡi xuất hiện những đốm trắng mỏng là biểu hiện thường gặp của bệnh nấm họng. Ảnh: Internet

4. Giải pháp điều trị bệnh nấm họng

Bệnh có thể dẫn tới tình trạng ung thư vòm họng nếu không được chữa trị kịp thời cho nên việc thăm khám và điều trị sớm là vô cùng quan trọng.

Sau khi được bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh chống nấm toàn thân hoặc tại chỗ, có khi kết hợp cả hai phương pháp tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Trong đó thuốc chống nấm thường xuyên là thuốc uống, còn thuốc điều trị tại chỗ là thuốc bôi hoặc thuốc súc miệng. 

Một số thuốc kháng nấm thường được kê toa là: Clotrimazol, Nystatin, Amphotericin B, Fluconazol, Itraconazol...đa phần các loại kháng sinh chống nấm đều gây ra tác dụng phụ nên cần sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. 

Trong quá trình điều trị bệnh nhân nên tuyệt đối tuân theo phác đồ để tránh việc điều trị bệnh không triệt để, bệnh tái phát.

5. Phòng  ngừa bệnh nấm họng

Để phòng ngừa bệnh nấm họng, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt và ăn uống như:

- Bệnh nhân cần phải có một chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế chất đường và carbohydrate như kẹo, bánh ngọt, nước ngọt ... để tránh kích thích nấm candida phát triển.

- Nên thường xuyên ăn sữa chua để cân bằng vi khuẩn đường ruột.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần mỗi ngày.

- Kiểm tra răng miệng định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý

- Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh vì có thể gây ra việc kháng thuốc của các vi khuẩn và virus.

- Tăng cường các rau củ quả có chứa nhiều vitamin C và luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng để bảo toàn sức đề kháng của cơ thể.

Tác giả: Huyền Trang