Bệnh loãng xương (còn gọi là bệnh giòn xương, xốp xương) là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, khiến xương trở nên dễ tổn thương, giòn hơn và dễ bị gãy.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao là:
- Người cao tuổi, phụ nữ từ 55 tuổi trở lên, phụ nữ mãn kinh sớm.
- Người có tiền sử gia đình bị loãng xương; những người có tiền sử hay gãy xương, té ngã, đặc biệt do một sang chấn nhẹ.
- Những người thấp bé, nhẹ cân, có dáng vóc bất thường, đặc biệt là lại bị thiếu canxi và vitamin D.
- Người mắc một số bệnh lý có thể gây loãng xương như cường giáp, đái tháo đường, cắt buồng trứng, cắt dạ dày - ruột, suy thận...
Đọc thêm:
- 6 căn bệnh dẫn đến loãng xương
- Những thói quen có hại cho xương khớp
Loãng xương có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:
2.1. Do ăn uống thiếu chất
Khi cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng như canxi, phospho, magne, albumin dạng keo, acid amin và các nguyên tố vi lượng có thể dẫn đến tình trạng loãng xương.
2.2. Do vấn đề tuổi tác
Bệnh loãng xương chủ yếu gặp ở người cao tuổi, nguyên nhân là do hấp thụ canxi kém và biến dưỡng trong xương cũng bị kém đi. Bên cạnh đó, người già ít hoạt động ngoài trời hoặc thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D, chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận giảm khiến xương bị suy yếu, thoái hóa.
2.3. Do hormone sinh dục nữ giảm
Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh hormone sinh dục nữ sẽ giảm, điều này khiến tốc độ của quá trình chuyển canxi từ xương vào máu gia tăng. Thiếu hụt nội tiết tố estrogen dẫn đến chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm.
2.4. Do hormone cận giáp
Lượng canxi trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ canxi cần thiết trong máu, do đó hormone cận giáp được tiết ra để điều canxi trong xương bổ sung cho máu nhằm duy trì sự ổn định nồng độ canxi. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến kết cấu xương bị thưa loãng.
2.5. Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì bệnh loãng xương còn có thể là do hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm; lượng canxi mất đi quá nhiều do mắc bệnh thận, các bệnh về nội tiết; hậu quả của việc dùng thuốc corticoid kéo dài...
Người bị loãng xương thường có những biểu hiện, triệu chứng đặc trưng như sau:
3.1. Đau xương
Khi mắc bệnh loãng xương, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức ở các đầu xương. Đau, nhức mỏi dọc theo các xương dài, cảm giác đau giống như bị châm chích toàn thân. Những cơn đau sẽ xảy ra nặng hơn về đêm và nghỉ ngơi cũng không làm cho triệu chứng này thuyên giảm.
3.2. Đau cột sống
Đau cột sống là một dấu hiệu loãng xương không nên bỏ qua. Hiện tượng đau thắt ngang cột sống hoặc đau sang một bên hoặc hai bên mạn sườn do các rễ thần kinh liên sườn bị kích thích và dẫn đến đau. Thêm vào đó, đau cột sống còn kèm theo những triệu chứng như co cứng các cơ dọa cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế.
3.3. Gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao
Đây là triệu chứng cơ bản ở bệnh loãng xương. Khi đã có tuổi, dấu hiệu gù vẹo cột sống và giảm chiều cao so với lúc trẻ sẽ xuất hiện. Nguyên nhân là bởi các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún.
3.4. Các triệu chứng toàn thân
Người bệnh có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, thường xuyên bị chuột rút, đổ mồ hôi bất thường. Ngoài ra, những bệnh song hành với loãng xương của người cao tuổi có thể là cao huyết áp, béo phì, bệnh mạch vành, tiểu đường, thoái hóa khớp...
Để ngăn chặn và làm chậm quá trình loãng xương, người bệnh cần:
- Bổ sung canxi và ăn khẩu phần giàu canxi mỗi ngày:
+ Nguồn thực phẩm giàu canxi bao gồm: cá, các loại rau xanh, nước trái cây, sữa và các loại thực phẩm từ sữa
+ Đối với người lớn từ 19 -> 50 tuổi: nên ăn 3 bữa hoặc hấp thụ 1000 mg canxi mỗi ngày
+ Nữ giới trên 50 tuổi: ăn 4 bữa hoặc 1200 mg canxi mỗi ngày
+ Nam giới trên 50 tuổi: ăn 3 bữa hoặc 1000 mg canxi mỗi ngày
+ Nam giới trên 70 tuổi: ăn 4 bữa hoặc 1200 mg canxi mỗi ngày
- Nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc không theo chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc được kê toa.
- Thường xuyên đo loãng xương để kiểm tra mật độ xương
- Tái khám bệnh đúng hẹn để theo dõi tiến triển các triệu chứng của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe
- Tránh uống quá nhiều bia rượu: nếu uống nhiều hơn 2 ly rượu một ngày có thể làm giảm khả năng hình thành xương
- Thường xuyên tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp và các bài tập chịu tải trọng theo đề nghị của bác sĩ
- Tránh để bị ngã
- Không hút thuốc
Các phương pháp chẩn đoán loãng xương bao gồm:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: xét nghiệm này giúp đo lượng nội tiết tố và phát hiện các nguy cơ làm tăng sự mất xương như thiếu hụt khoáng chất hoặc các loại vitamin trong cơ thể.
- Nghiệm pháp đánh giá mật độ xương: bác sĩ sẽ chụp X quang để đo mật độ xương ở vùng cổ tay, cổ xương đùi hoặc phần cột sống thắt lưng. Phương pháp phổ biến nhất được dùng là phương pháp chụp X quang hấp thụ năng lượng kép (DEXA). Nghiệm pháp này chỉ mất vài phút thực hiện và không gây đau đớn, cho biết lượng xương bị mất.
- Bổ sung lượng canxi đầy đủ cho cơ thể theo đúng mức khuyến cáo, không bổ sung dư thừa. Trung bình một người ở độ tuổi từ 1 đến 70 cần bổ sung 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D và người từ 71 tuổi trở lên cần bổ sung 800 IU mỗi ngày.
- Thường xuyên tập thể dục như nhảy múa, tập thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy bộ mỗi tuần
- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức tiêu chuẩn, không để thiếu cân cũng như thừa cân
- Hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa chất kích thích như nước giải khát có ga, cà phê, rượu, bia
- Không hút thuốc
- Nếu người bệnh đang trong thời kỳ mãn kinh hoặc đã cắt bỏ buồng trứng, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro của liệu pháp thay thế estrogen.
- Hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng có nguy cơ gây giảm mật độ xương.
- Giảm thiểu các nguy cơ té ngã để ngăn ngừa loãng xương.
- Trong trường hợp phát hiện loãng xương, ngoài chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp, người bệnh cần phải sử dụng các loại thuốc điều trị loãng xương. Tùy theo trường hợp cụ thể mà người bệnh sẽ được tư vấn sử dụng các loại thuốc chống loãng xương phù hợp.
Người bị bệnh loãng xương nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như: sữa bò, sữa chua, phô mai, đậu tương, tôm khô,....
Người bệnh nên ăn ít hơn 5 gram muối/ngày, ăn đủ chất béo (năng lượng do lipid cung cấp chiếm 15-25% tổng năng lượng khẩu phần ăn). Không nên ăn đồ ăn nhanh và các thực phẩm chế biến sẵn, không dùng quá nhiều trà và cà phê, không hút thuốc và hạn chế uống nước ngọt có gas.
Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất. Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn. Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/
5 hiểu lầm thường gặp về bệnh loãng xương
6 hiểu lầm phổ biến về canxi và bệnh loãng xương