Một người muốn nhìn được ánh sáng thì ánh sáng sẽ được phản xạ từ vật được khúc xạ đi qua giác mạc và vào thủy tinh thể, sau đó những ánh sáng này sẽ được hội tụ tại võng mạc mắt. Các tế bào giác mạc và hệ thần kinh thị giác sẽ cảm thụ ánh sáng sau đó truyền tín hiệu lên não giúp bạn nhìn thấy được ánh sáng và hình ảnh của vật.
Ở những người bình thường ánh sáng sẽ đi theo đúng chu trình trên còn đối với những người mắc loạn thị thì ánh sáng không được hội tụ tại một điểm trên võng mạc làm cho tín hiệu ánh sáng bị thay đổi khiến hình ảnh tạo ra không được sắc nét cũng như khiến người bệnh khó nhìn hơn.
Loạn thị thì ánh sáng không được hội tụ tại một điểm trên võng mạc
Loạn thị là chứng bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả lứa tuổi sơ sinh do di truyền từ người trưởng thành, một số người lớn mắc loạn thị do mắt không được điều tiết hiệu quả. Những người mắc loạn thị thường có các dấu hiệu như sau:
Mắt mờ, nhìn hình ảnh bị mờ, nhòe hoặc méo mó.
Nhìn đôi, nhìn một vật có hai hoặc ba bóng mờ.
Khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách.
Một số dấu hiệu kèm theo khác như nhức mỏi mắt, chảy nước mắt, đau đầu, đau cổ, đau vai gáy… cũng có thể xảy ra.
Hình ảnh của sự vật đi qua giác mạc
Loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến của mắt xuất hiện khi độ cong của giác mạc hay thủy tinh thể không được đồng đều trơn láng làm cho ánh sáng không được hội tụ tại một điểm. Bệnh loạn thị có thể xuất hiện ngay từ khi mới sinh nhưng cũng có thể do mắc phải. Một số thói quen có thể khiến bạn mắc chứng loạn thị như đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém, ngồi học hay ngồi xem ti vi quá gần, hay nhìn trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời,…
Loạn thị thường không đi một mình mà chúng thường đi kèm với các tật khúc xạ khác như:
Cận thị: Cận thị là tình trạng giác mạc cong quá nhiều hoặc mắt dài hơn bình thường, dẫn đến tình trạng nhìn mờ những vật ở xa.
Viễn thị: Viễn thị là tình trạng giác mạc cong quá ít hoặc mắt ngắn hơn bình thường và dẫn đến tình trạng nhìn mờ những vật ở gần.
Bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc chứng bệnh loạn thị, nhưng phổ biến nhất là do bẩm sinh và do mắc phải. Một số yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc bệnh loạn thị có thể kể tới như tuổi tác, thói quen sinh hoạt không phù hợp,…
Tiền sử gia đình có người bị loạn thị hoặc mắc các rối loạn ở mắt
Người có tổn thương mắt như sẹo giác mạc.
Những người mắc các tật khúc xạ khác như cận thị, viễn thị,…cũng thường có nguy cơ cao mắc chứng bệnh loạn thị hơn so với những đối tượng khác.
Có tiền sử phẫu thuật mắt như phẫu thuật đục thủy tinh thể.
Những người mắc loạn thị thường đi kèm với các tật khúc xạ khác
Khi mắc các tật khúc xạ như viễn thị, cận thị hay loạn thì thì việc đầu tiên là đeo kính để điều chỉnh lại tật khúc xạ cũng như để có một cuộc sống thoải mái nhất, tốt nhất.
Theo phân tích của các Bác sĩ chuyên khoa, đối với những người mắc loạn thị ở mức độ nhẹ thì hầu như không cần điều trị nhưng đối với những trường hợp nặng thì cần được điều trị ngay để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới thị lực người bệnh.
Một số phương pháp điều trị loạn thị phổ biến hiện nay được nhiều chuyên gia áp dụng bao gồm: đeo kính cứng, kính áp tròng, sử dụng thuốc, phẫu thuật,…Cụ thể như sau:
- Dùng kính thuốc: Dùng kính thuốc được xem là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay, sử dụng kính thuốc sẽ giúp điều chỉnh được thị giác cũng như đây là phương pháp đơn giản, hiệu quả ít biến chứng.
- Dùng kính áp tròng cứng: Dùng kính áp tròng cứng cũng giống như dùng kính thuốc nhưng mang lại tính thẩm mỹ cao, sử dụng kính áp tròng cứng có thể nhìn rõ ràng vào ngày hôm sau. Khi ngưng sử dụng kính áp tròng thì thị lực lại trở về trạng thái ban đầu
- Sử dụng thuốc: Ngoài việc sử dụng kính thuốc thì việc sử dụng thuốc để điều chỉnh ánh sáng cũng như giúp tăng cường thị lực.
- Phương pháp phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho những người mắc loạn thị nặng và sử dụng kính thuốc nhưng không mang tới hiệu quả điều trị cao. Phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay là phương pháp phẫu thuật LASIK để thay đổi khúc xạ, cắt bỏ biểu mô giác mạc, thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô.
Phẫu thuật điều trị loạn thị được nhiều người áp dụng
Đối với những người mắc chứng loạn thị nhẹ dưới 1D thì sẽ không ảnh hưởng lớn tới chức năng thị giác và thường không cần can thiệp điều trị. Trong trường hợp người bệnh bị loạn thị trên 1D thì tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể gây biến chứng khó chịu, đau đầu và nhìn mờ.
Loạn thị trên 2D hoặc loạn thị một mắt nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhược thị. Nhược thị là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh loạn thị ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị giác của người bệnh. Nhược thị có thể khiến người bệnh không thể nhìn rõ ngay cả khi đã được sử dụng kính để điều chỉnh.
Loạn thị có thể gây tổn thương thị giác nghiêm trọng tới thị lực của người bệnh
Để phòng tránh chứng bệnh loạn thị hay các chứng bệnh khúc xạ khác, đối với trẻ em hay người lớn cần nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt khi thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở mắt như lác, nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn, nhức mắt, dụi mắt, nhìn mờ…
Đối với trẻ em khi có loạn thị được chỉ định sử dụng kính, cha mẹ cần thường xuyên hướng dẫn cho trẻ đeo kính, tái khám định kỳ để theo dõi. Để tránh loạn thị và viễn thị, cận thị bạn đọc cũng cần ngồi đúng tư thế, nhất là khi ngồi học, lưng thẳng, mắt cách mặt bàn khoảng 30cm.
Cha mẹ nên trang bị đủ ánh sáng cho trẻ khi trẻ học, nên sử dụng bàn ghế phù hợp với từng lứa tuổi giúp bé nhìn được rõ hơn, đồng thời nên bố trí thời gian cho trẻ học, đọc sách và vui chơi hợp lý ở ngoài trời. Không nên đọc sách, xem tivi, chơi vi tính quá 2 tiếng liên tục.
Một chế độ dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cũng giúp tăng cường bảo vệ đôi mắt ngăn ngừa nguy cơ mắc các tật khúc xạ.
Đi khám mắt khi thấy các dấu hiệu bất thường
Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, không có bất cứ một chế độ dinh dưỡng cụ thể nào cho những người mắc bệnh loạn thị, người mắc bệnh loạn thị nên có một chế độ dinh dưỡng cân bằng đảm bảo các thành phần dinh dưỡng chất tinh bột và đường, chất béo, vitamin, chất đạm và chất khoáng.
Ngoài ra, những người mắc chứng loạn thị cũng cần bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho mắt như:
Cá: Cá chứa lượng chất béo acid béo omega-3 dồi dào, acid béo omega-3 giúp điều trị khô mắt, vốn hay đi kèm với những ai dùng máy tính và chứng bệnh loạn thị. Các loại cá đứng đầu bảng về trữ lượng acid omega-3 bao gồm: cá hồi, cá trắm, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá trích,...
Các loại hạt và quả: Các loại hạt và quả như hạt điều, đậu phộng, đậu lăng… cũng chứa nhiều aicd béo omega-3 giúp bảo vệ mắt chống lại lão hóa. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm như các loại hạt giống, hoa quả họ cam quýt, các loại rau có lá màu xanh đậm,...
Để bảo vệ mắt, ngăn ngừa tình trạng bệnh loạn thị tiến triển xấu hơn, ngoài lối sống khoa học, hợp lý cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo, tránh xa các thực phẩm có hại cho mắt như đồ uống có cồn, đồ ăn có tính cay nóng như hành, tỏi, ớt,...các loại đồ ngọt, thực phẩm chiên rán,...
Để bảo vệ mắt, ngăn ngừa tình trạng bệnh loạn thị tiến triển xấu hơn, ngoài lối sống khoa học
Loạn thị có chữa được không?
Loạn thị có thể điều trị khỏi hoàn toàn nhờ phương pháp phẫu thuật nhưng ở trước tuổi dậy thì trẻ sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị khác như sử dụng kính, sử dụng thuốc để ngăn chặn tiến triển của bệnh.
Bệnh loạn thị có di truyền không?
Bệnh loạn thị có liên quan đến nhiều cấu trúc giải phẫu của mắt nên di truyền cũng là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng của loạn thị. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra tỷ lệ: nếu cả cha và mẹ đều bị loạn thị thì tỷ lệ trẻ mắc phải là ở trẻ em cũng sẽ cao hơn so với những đối tượng khác. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được chứng minh cụ thể.
Bệnh loạn thị không di truyền
Loạn thị ảnh hưởng lớn tới thị lực của người bệnh
Loạn thị làm hình ảnh bị mờ không sắc nét