Lách to là bệnh gì? 10 điều cần ghi nhớ về bệnh lách to

Lách to là bệnh gì? 10 điều cần ghi nhớ về bệnh lách to
Lá lách to là tình trạng bệnh cho thấy cơ thể đang phải hoạt động quá tải, có thể gây ra phá hủy các tế bào máu và các chứng bệnh về tiểu cầu, rối loạn máu khác.

1. Lách to là bệnh gì?

Lá lách là bộ phận nằm trong lồng ngực phía trên bên trái của ổ bụng và hướng về phía sau lưng. Nó là một cơ quan trong hệ thống bạch huyết và hoạt động như một mạng lưới dẫn lưu bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Các tế bào bạch cầu được sản sinh trong lá lách ăn vi khuẩn, tế bào chết và vật lạ, rồi lọc bỏ chúng ra khỏi máu khi máu chảy qua nó. Lá lách cũng duy trì tế bào hồng cầu và tiểu cầu khỏe mạnh.

Một lá lách bình thường có kích thước tương đương như nắm tay. Bác sĩ thường không cảm thấy nó khi thăm khám lâm sàng. Khi có bệnh lá lách có thể sưng lên và to hơn gấp nhiều lần so với kích cỡ bình thường của nó. Vì lá lách có liên quan đến nhiều chức năng nên nhiều rối loạn trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến lá lách.

Lá lách to không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề. Tuy nhiên, khi lá lách trở nên to hơn, có nghĩa là nó đã hoạt động quá mức. Ví dụ, đôi khi lá lách hoạt động quá tải trong việc loại bỏ và phá huỷ các tế bào máu, điều này được gọi là chứng cường lách. Nó có thể xảy ra vì nhiều lý do, như quá nhiều tiểu cầu hay các rối loạn máu khác.

Ảnh 2.

Lá lách là bộ phận nằm trong lồng ngực phía trên bên trái của ổ bụng và hướng về phía sau lưng (ảnh: Internet)

2. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lách to?

Hầu hết mọi người không biết họ có lá lách to vì các triệu chứng không rõ. Mọi người thường phát hiện bệnh khi khám sức khỏe tổng quát. Bạn nên chú ý nếu cơ thể gặp phải các triệu chứng phổ biến của lá lách to sau đây:

- Không có triệu chứng trong một số trường hợp

- Đau hoặc cảm giác đầy ở vùng bụng trên bên trái có thể lan tới vai trái

- Cảm thấy no mặc dù không ăn hoặc sau khi ăn chỉ một lượng nhỏ do lách to ép vào dạ dày.

- Thiếu máu

- Mệt mỏi

- Nhiễm trùng thường xuyên

- Dễ chảy máu

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đau ở vùng bụng trên bên trái, đặc biệt nếu nó nặng lên hoặc đau hơn khi bạn hít một hơi thật sâu.

Ảnh 3.

Hầu hết mọi người không biết họ có lá lách to vì các triệu chứng không rõ. Mọi người thường phát hiện bệnh khi khám sức khỏe tổng quát (Ảnh: Internet)

3. Nguyên nhân nào gây ra bệnh lách to?

- Nhiễm trùng

Nhiễm virus, chẳng hạn như mononucleosis Nhiễm ký sinh trùng, như toxoplasmosis Nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng van tim)

- Ung thư

Ung thư bạch cầu, một loại ung thư trong đó bạch cầu thay thế các tế bào máu bình thường U lympho, ung thư hạch bạch huyết, chẳng hạn như bệnh Hodgkin

- Các nguyên nhân khác của lách to bao gồm:

+ Các bệnh gây viêm tự miễn như sarcoidosis, lupus và viêm khớp dạng thấp

+ Chấn thương, chẳng hạn như chấn thương trong các môn thể thao đối kháng.

+ Ung thư đã di căn đến lá lách U nang, một túi chất lỏng không chứa tế bào ung thư

+ Một áp xe lớn, một lỗ chứa đầy mủ thường gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn

+ Các bệnh truyền nhiễm như bệnh Gaucher, bệnh tăng tích đạm hoặc các bệnh tăng tích trữ glycogen.

Ảnh 4.

Nếu có chỉ định phẫu thuật lá lách to, bác sĩ ngoại khoa có thể cắt lách bằng kĩ thuật nội soi thay vì phẫu thuật mở (ảnh: Internet)

4. Chẩn đoán

Lách to có thể chẩn đoán dễ dàng thông qua thể chất. Bình thường, lá lách sẽ không thể sờ và cảm nhân. Khi kích thước to ra, lá lách sẽ phát triển từ góc phần tư phía trên bên trái của bụng về phía rốn. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nằm quay về bên phải để cảm nhận lá lách tốt hơn.

Với trường hợp lách chưa phát triển quá mức, bệnh nhân bị béo phì, khó chẩn đoán, thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm các phương pháp khác để có kết quả chính xác hơn. Ví dụ như:

- Chẩn đoán hình ảnh: Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh lách to bao gồm chụp X-quang, siêu âm, CT scan bụng hoặc MRI. Chúng giúp xác định kích thước của lá lách, đồng thời theo dõi lưu lượng máu qua lá lách có bất thường hay không. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh được thực hiện rất nhanh chóng và thường không yêu cầu sự chuẩn bị đặc biệt nào, nếu có thì có thể là tránh ăn uống trước khi chụp CT. Bác sĩ sẽ báo trước cho bạn nếu cần phải chuẩn bị.

- Xét nghiệm máu: Kiểm tra số lượng tế bào tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu. Ở bệnh nhân bị lách to, số lượng tiểu cầu thường ở khoảng 50,000 - 150,000/µL.

- Xét nghiệm chức năng gan và tủy xương: Để có thông tin chi tiết hơn về các tế bào máu.

- Sinh thiết tế bào lá lách: Đây là phương pháp hiếm khi được sử dụng để chẩn đoán bệnh lách to vì thường xảy ra biến chứng chảy máu nghiêm trọng. Trong trường hợp bệnh nhân bị cường lách nghiêm trọng nhưng không xác định được nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ lá lách, sau đó lá lách được sinh thiết để loại trừ nguyên nân ung thư hạch.

5. Điều trị

Lách to thường gặp nhất khi thăm khám lâm sàng. Bác sĩ có thể khám xem lách to hay không khi một chẩn đoán nào đó đã được thực hiện hoặc bất ngờ phát hiện lách to khi thăm khám cho bệnh nhân (nó là dấu hiệu của một chẩn đoán cơ bản).

Với vị trí được bảo vệ dưới xương sườn, nằm bên trái phía dưới, một lá lách khỏe mạnh thường không sờ thấy được khi khám, ngoại trừ một số trường hợp bất thường. Khi to ra, lá lách phát triển từ góc trên bên trái vùng từ bụng tới rốn. Đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân quay sang phải để dễ dàng chạm vào lá lách. Việc khám thấy lách to ở bệnh nhân béo phì có thể gặp khó khăn.

Đôi khi, lách to có thể được chẩn đoán bằng chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính ( CT ) vùng bụng hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

Để tránh bị bệnh lá lách to bạn nên hạn chế bất kỳ hoạt động nào có thể làm vỡ lách, chẳng hạn như thể thao đối kháng. Một khi lá lách vỡ có thể gây ra mất rất nhiều máu và đe dọa đến tính mạng.

Điều quan trọng là tìm kiếm điều trị nguyên nhân gây lách to. Không được điều trị, lá lách to có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, điều trị nguyên nhân cơ bản của lách to có thể ngăn ngừa cắt lách. Một số trường hợp, lá lách cần được phẫu thuật cắt bỏ.

Nếu có chỉ định phẫu thuật, bác sĩ ngoại khoa có thể cắt lách bằng kĩ thuật nội soi thay vì phẫu thuật mở. Điều này có nghĩa là việc mổ được thực hiện thông qua các vết cắt nhỏ. Phẫu thuật nội soi cho phép bác sĩ phẫu thuật quan sát qua màn hình và cắt bỏ lách.

Sau khi cắt lách, cơ thể bạn không loại bỏ được một số vi khuẩn và bạn sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, vắc-xin hoặc thuốc là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng.

6. Biến chứng của bệnh lách to là gì?

- Lá lách quá lớn có thể chèn vào các cơ quan khác, làm ảnh hưởng chứng năng của các cơ quan đó. Nó cũng ảnh hưởng đến lưu lượng máu tới lá lách, khiến lá lách không thể lọc máu đúng cách.

- Kích thước lá lách quá to sẽ loại bỏ quá nhiều tế bào hồng cầu khỏi máu. Không có đủ hồng cầu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu.

- Vì lá lách bị ảnh hưởng chức năng, nó không thể tạo đủ bạch cầu, khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng thường xuyên hơn.

- Khi lá lách tăng kích thước nghiêm trọng, nó có nguy cơ bị vỡ. Lá lách vỡ có thể dẫn đến chảy máu nội bộ, đe dọa đến tính mạng.

7. Phòng tránh

- Cẩn trọng khi chơi các môn thể thao tiếp xúc để tránh chấn thương lá lách. Các môn thể thao cần lưu ý là nhảy dù, cưỡi ngựa, đá bóng, khúc côn cầu,...

- Khi ngồi trong ô tô, hãy đeo dây an toàn. Nếu bạn gặp tai nạn, dây an toàn sẽ giúp bảo vệ và giảm thiểu nguy cơ chấn thương cho các cơ quan của bạn, bao gồm cả lá lách.

- Kiểm soát tốt và điều trị triệt để các căn bệnh có thể gây ra tình trạng lách to.

8. Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị lách to

- Uống đủ nước mỗi ngày để lá lách hoạt động hiệu quả hơn, giúp chúng tự làm sạch và đào thải độc tố tốt hơn, điều chỉnh lưu lượng máu đúng cách. Sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều nước như sữa, trà thảo mộc, cam, bưởi, dưa hấu, dưa chuột,... cũng là một gợi ý hoàn hảo.

- Rau củ quả tươi rất giàu vitamin và khoáng chất giúp các cơ quan, bao gồm cả lá lách khỏe mạnh hơn. Các loại rau củ như táo, quả việt quất, cà rốt, cần tây, bông cải xanh, ớt chuông,... còn rất giàu enzyme giúp lá lách cải thiện chức năng, giải độc cơ thể tốt hơn.

- Khi bị lách to, hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng nặng nề nên bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng hơn. Do đó cần tăng cường các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chất giúp giảm viêm và tăng cường sức đề kháng như gừng, cá béo, dầu thực vật, hạt bí ngô, quả óc chó, hạt lanh, trà xanh,...

- Cũng vì hệ thống miễn dịch đang bị suy giảm do tình trạng lách to, nên bệnh nhân cần tránh tiêu thụ rượu bia, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, thức ăn ngọt. Đây đều là những thực phẩm làm tăng nguy cơ viêm, rất bất lợi cho bệnh nhân lách to.

9. Các câu hỏi thường gặp

9.1. Tiên lượng của bệnh lách to là gì?

Tình trạng lách to thường có tiên lượng tốt. Bệnh nhân thường bị ảnh hưởng bởi tình trạng bệnh tiềm ẩn hơn là triệu chứng lách to.

9.2. Làm sao để giảm nguy cơ nhiễm trùng sau khi cắt bỏ lá lách.

- Tiêm các loại vacxin trước và sau phẫu thuật cắt bỏ lá lách như: vắc xin phế cầu khuẩn (Pneumovax), vacxin ngừa viêm màng não, vacxin Haemophilus influenzae (Hib), vacxin uốn ván, bạch cầu và ho gà, tiêm vacxin cúm hàng năm,....

- Tránh đi đến những nơi đang có dịch sốt rét hoặc dịch bệnh truyền nhiễm khác.

- Giữ vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ.

- Cần liên hệ bác sĩ ngay khi cơ thể có dấu hiệu bị nhiễm trùng để điều trị sớm, tránh biến chứng.

9.3. Những bệnh thường bị nhầm lẫn với bệnh lách to là gì?

Lách to thường dễ bị nhầm với tình trạng sưng u các bộ phận gần đó. Điển hình như u góc đại tràng trái, u thận trái, u tuyến thượng thận trái, u dạ dày, u thùy trái của gan, u tụy, u mạc treo,... Để phân biệt, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được bác sĩ thực hiện chẩn đoán phân biệt.

9.4. Khi nào tôi nên đến bệnh viện?

Khi bạn gặp bất cứ triệu chứng nào của tình trạng lách to, khi cảm thấy dưới ngực trái to bất thường, đau ở phía trên bên trái của bụng,... thì nên gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

10. Một số hình ảnh về lách to

kham lach to

Lách to có thể được chẩn đoán dễ dàng bằng cách dùng tay sờ nắn. Lách to là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

benh lach to

Lách to có thể chèn vào các bộ phận khác như dạ dày. Lách to là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

lach to nghiem trong

Trong trường hợp nghiêm trọng, lách to có thể xâm lấn kéo dài vào xương chậu và vượt qua đường giữa bụng. Lách to là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

phau thuat lach to

Điều trị lách to 3,2kg bằng cách phân mảnh sau đó cắt bỏ thông qua kỹ thuật nội soi. (Ảnh: Internet)

Tác giả: Mai Nhung