Tổng quan về bệnh giãn phế quản và giãn khí quản

Tổng quan về bệnh giãn phế quản và giãn khí quản
Giãn phế quản là tình trạng giãn nở bất thường ở phế quản, bệnh thường tái phát nhiều lần và khó hồi phục. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu chứng bệnh giãn phế quản và giãn khí quản để kịp thời chữa trị kịp thời.

1. Giãn phế quản và giãn khí quản

Giãn phế quản và giãn khí quản là hai bệnh thường gặp ở phế quản. Bệnh giãn phế quản được chia làm 2 loại là giãn phế quản bẩm sinh và giãn phế quản mắc phải, trong đó giãn phế quản mắc phải chiếm tỷ lệ khoảng 90% trên tổng số các trường hợp.

Một số nguyên nhân gây giãn phế quản đó là: 

- Giãn phế quản bẩm sinh thường do bệnh nhân bị "phổi đa nang" và có thể có các bẩm sinh khác gây ra.

- Sự tấn công của virus Herpes, vi khuẩn H.influenzae, S.pneumoniae, M.catarrhalis, S. pyogenes, Staphylococcus, vi khuẩn lao hoặc vi khuẩn nấm gây viêm đường hô hấp long phế quản làm ứ đọng chất nhầy gây ho. Tình trạng này khi diễn ra trong một thời gian dài mà không được điều trị sẽ làm giãn phế quản.

- Giãn phế quản cũng là hệ lụy khi bệnh lao phổi sẽ làm xơ hóa phế quản. Phế quản bị biến dạng, chít hẹp do xơ hoá sẽ gây ứ đọng dịch nhầy làm tắc nghẽn hệ thống hô hấp nên làm phế quản giãn nở bất thường.

- Các bệnh lý như polyp phế quản, lao hạch hoặc thường xuyên tiếp xúc hóa chất độc hại, nghiện thuốc lá, thuốc lào cũng gây chèn ép phế quản, làm tổn thương niêm mạc phế quản gây giãn phế quản.

Quá trình từ giãn phế quản rồi gây ứ dịch tạo ra viêm nhiễm là một vòng tuần hoàn tái đi tái lại khiến mức độ giãn nở ngày một xấu đi. Quá trình này còn được gọi là "giả thuyết chu kỳ luẩn quẩn" của bệnh giãn phế quản.

Ảnh 2.

Giãn khí quản và giãn phế quản gây ra các cơn ho, có kèm đờm hôi và máu. Ảnh: Internet

2. Biểu hiện bệnh giãn phế quản và giãn khí quản

Khi bị giãn phế quản, bệnh nhân có thể bị sốt trong giai đoạn ho kéo dài, xuất hiện nhiều chất nhầy và mủ ứ đọng trong phế quản, dịch đờm có mùi hôi. Trong một vài trường hợp bệnh nhân có thể ho ra máu hoặc có máu lẫn trong đờm. Các cơn ho xuất hiện nhiều vào sáng sớm và ban đêm trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, bệnh nhân cảm thấy cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân và bị tức lòng ngực khó thở. Bệnh nhân bị giãn phế quản có thể gặp phải hiện tượng phía cuối của đốt cuối ngón tay phình to ra bất thường.

3. Biến chứng bất lợi của bệnh giãn phế quản

Nếu bệnh diễn ra ở trẻ nhỏ sẽ gây bất lợi vô cùng cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Các trường hợp giãn phế quản diễn ra trong một thời gian dài mà không được phát hiện chữa trị sớm hoặc đã xảy ra nhiều đợt bội nhiễm tái phát sẽ hình thành mủ trong phế quản, mủ phổi, mủ màng phổi, xơ phổi, khí phế thũng hoặc áp-xe phổi.

Giãn phế quản kéo dài khiến bệnh nhân bị suy hô hấp trầm trọng, chức năng của tim cũng bị ảnh hưởng thậm chí là gây suy tim. Nếu bệnh giãn phế quản phát triển trên nền tảng sức khỏe người bệnh yếu ớt hay gặp phải các bệnh mãn tính kèm theo có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ảnh 3.

Giãn phế quản và giãn khí quản có thể gây nguy hại tính mạng nếu không được chữa trị, đặc biệt là ở các em nhỏ. Ảnh: Internet

4. Phòng ngừa giãn phế quản và giãn khí quản

Để phòng tránh bệnh giãn phế quản và giãn khí quản, chúng ta cần có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hệ hô hấp hàng ngày, bảo vệ đường thở bằng cách xử dụng khẩu trang chuyên dụng trong trường hợp phải tiếp xúc nhiều với khói bụi độc hại. Ngoài ra, việc tránh xa các tác nhân như khói thuốc, hút thuốc, khói bụi công nghiệp, khói bếp, hoá chất để tránh tổn thương phế quản là hết sức cần thiết. 

Khi bị hệ hô hấp bị viêm nhiễm bệnh lý như viêm phế quản, viêm mũi, xoang cần được điều trị sớm và triệt để. Mọi người nên tiêm vắc xin phòng cúm, lao, phế cầu đặc biệt là trẻ em và người già, người có hệ miễn dịch suy yếu.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học có thể giúp tăng cường sức đề kháng phòng tránh các bệnh giãn phế quản và giãn khí quản. Đồng thời, đừng quên luyện tập thể dục thường xuyên để giữ hoạt động hít thở diễn ra thông suốt.

Tác giả: Huyền Trang