Hầu hết ở những người trên 60 tuổi đều bị bệnh gai cột sống, nhưng nhiều người không có triệu chứng của bệnh nên chỉ có thể phát hiện ra khi chụp X-quang xương sống. Dưới 45 tuổi, nam giới dễ bị gai cột sống hơn phụ nữ. Sau tuổi 45, bệnh gai cột sống lại có xu hướng phổ biến hơn ở nữ giới.
Nguy cơ mắc bệnh này tăng dần theo độ tuổi. Cùng tìm hiểu về bệnh gai cột sống, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị thế nào cho đúng?
Bệnh gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống xảy ra khi các gai xương hình thành tại khu vực giao nhau của các đốt cột sống. Các gai cột sống này là sự phát triển thêm ra của xương tại nơi đầu đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự tích tụ canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống gây ra.
Tùy vào vị trí xuất hiện của gai trên đốt sống mà phân ra thành: Gai cột sống cổ, gai cột sống lưng. Người bệnh gai cột sống nặng không chỉ rất khó chịu vì các cơn đau mà đôi khi còn bị hạn chế vận động. Các gai cột sống cọ vào nhau hay cọ vào các dây thần kinh khiến bạn có thể bị đau vùng thắt lưng, vai, cổ, đau lan xuống cánh tay, chân…
Đôi khi một người bị gai cột sống nhưng không có biểu hiện gì trong suốt nhiều năm nên không cần phải điều trị.
Hầu hết bệnh nhân bị bệnh gai cột sống thường không có triệu chứng. Bạn có thể không nhận ra mình đang có các gai cột sống cho đến khi bác sĩ xem kết quả chụp X-quang. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, gai cột sống có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau, thậm chí là mất khả năng vận động.
Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào vị trí mà các gai xương xuất hiện, bao gồm:
- Đầu gối: Gai xương đầu gối có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn khi đi lại, co duỗi chân…
- Xương sống: Gai đốt sống có thể chèn ép tủy sống hoặc rễ dây thần kinh khiến bạn bị tê tủy sống, tê rễ dây thần kinh làm gia tăng nguy cơ dẫn đến yếu hoặc tê ở cánh tay hay chân.
- Hông: Gai xương hông có thể khiến bạn cảm thấy đau khi di chuyển, xoay hông, đôi khi bạn sẽ có cảm giác đau ở đầu gối. Tùy thuộc vào vị trí của gai xương hông mà phạm vi chuyển động khớp hông của bạn có thể bị giới hạn.
Hãy đi khám ngay nếu bạn bị đau cổ, đau lưng, hông, chân hoặc sưng ở một hoặc nhiều khớp hoặc nếu bạn gặp khó khăn khi vận động.
Khi viêm xương khớp phá vỡ sụn đệm các đầu xương, cơ thể bạn sẽ cố gắng sửa chữa điều này bằng cách tạo ra các gai xương gần khu vực bị hư hỏng.
Thông thường, gai cột sống hình thành sau khi sụn khớp hoặc dây chằng các đốt sống bị tổn thương do thoái hóa hay chấn thương. Đệm giữa các khớp xương và xương sống của bạn có thể bị mòn theo thời gian làm xương bị tổn thương, khiến bạn mắc bệnh gai cột sống.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gai cột sống:
- Viêm khớp cột sống mạn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, bề mặt trơn láng của sụn trở nên thô ráp và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát lên nhau, gây đau. Điều này thúc đẩy cơ thể kích hoạt một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên. Thế nhưng, kết quả của quá trình chỉnh sửa này lại là sự hình thành gai xương.
- Sự tích tụ canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi, đó là sự tích tụ canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Sự thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% thành phần tạo nên sụn) và biến đổi một số chất khiến sụn khớp dễ bị canxi hóa dẫn đến gai cột sống.
- Chấn thương cột sống: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống và phản ứng của cơ thể trong quá trình sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự tích tụ canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.
Các phương pháp được dùng để điều trị bệnh gai cột sống bao gồm:
Thuốc
Dùng các thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau trong khoảng 4 – 6 tuần.
Nghỉ ngơi
Lao động nặng nhọc hoặc vận động quá mức có thể khiến tình trạng viêm ở các khớp diễn ra dữ dội hơn. Do đó, bạn hãy nghỉ ngơi để các khớp được thư giãn.
Điều trị phục hồi chức năng
Tình trạng đau khớp, đau cột sống có thể giảm bớt sau 1 – 2 tuần tập vật lý trị liệu, tập thể dục, áp dụng liệu pháp chiropractic… Những phương thức này giúp khôi phục tính linh hoạt và sức mạnh lên cổ và lưng, cải thiện tư thế và có thể làm giảm lực tác động lên dây thần kinh.
Tuy nhiên, dây thần kinh bị chèn ép khiến người bệnh bị đau một cánh tay và chân thì cần được kiểm tra lâm sàng trước để xác định đúng nguyên nhân gây nên tình trạng này khi bắt đầu bất kỳ hình thức điều trị phục hồi chức năng nào.
Thuốc tiêm
Tiêm steroid ngoài màng cứng có thể giúp giảm sưng và cải thiện tình trạng đau ở một số bệnh nhân. Kết quả thường chỉ là tạm thời nhưng bác sĩ có thể chỉ định tiêm lặp lại. Việc giảm đau bằng cách sử dụng thuốc tiêm có thể giúp bệnh nhân phục hồi chức năng nhanh hơn.
Nếu những phương pháp trên không mang lại hiệu quả, bệnh nhân có thể phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ gai cột sống.
Đọc thêm: Nhận biết 5 dấu hiệu gai cột sống thường gặp
Những sai lầm thường gặp trong điều trị bệnh gai cột sống
Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.
Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/