Tổng quan kiến thức về bệnh nấm âm đạo

Tổng quan kiến thức về bệnh nấm âm đạo
Nấm âm đạo là bệnh thường gặp ở nữ giới, Khi mắc phải căn bệnh này sức khỏe sinh sản của nữ giới có thể bị ảnh hưởng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy bệnh nấm ấm đạo là gì?

1. Bệnh nấm ấm đạo là gì?

Nấm âm đạo là một loại ký sinh trùng có thể là nấm men (gọi tắt là Candida) hay Candida Albican… phát triển trong âm đạo của nữ giới. Nấm candida thường phát triển và gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi như môi trường sinh lý âm đạo bị mất cân bằng, thời tiết nóng ẩm hay phụ nữ có thai…

Candida albicans là một loại nấm men, ở dạng bào tử, kích thước nhỏ (trong khoảng 2-5 µm), có bầu dục hoặc hình tròn. Chúng có thể phát triển và gây bệnh ở nhiều bộ phận trên cơ thể con người, đặc biệt là ở niêm mạc và trên da. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện Chlamydia hay một số siêu vi khuẩn lây qua đường tình dục cũng có thể gây viêm nhiễm cho âm đạo vì chúng tồn tại như một loại nấm trong cơ quan này. Tuy nhiên, các trường hợp này chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Tổng quan kiến thức về bệnh nấm âm đạo-1

Nấm âm đạo là một loại ký sinh trùng có thể là nấm men (gọi tắt là Candida) hay Candida Albican

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm ấm đạo là gì?

Các dấu hiệu nhận biết bệnh nấm ấm đạo thường không rõ ràng. Tuy nhiên bạn có thể dựa vào một số triệu chứng sau để xác định bệnh và khám sức khỏe kịp thời.

Dưới đây là một vài dấu hiệu do nấm nấm âm đạo thường thấy, cụ thể:

Vùng kín, âm đạo ngứa rát, sưng tấy. Đặc biệt triệu chứng này có thể lan tới hậu môn, bẹn, thường xuất hiện nhiều vào ban đêm

Niêm mạc âm hộ bị viêm đỏ

Dịch tiết âm đạo ra nhiều, có màu trắng vón cục, có mùi hôi, dính thành từng mảng ở âm đạo

Cảm giác đau đớn, khó khăn khi quan hệ tình dục

Tiểu nhiều, tiểu tiện khó

Trường hợp bệnh nặng có thể khiến môi bé, môi lớn, âm hộ đỏ và phù nề

Tổng quan kiến thức về bệnh nấm âm đạo-2

Trường hợp bệnh nặng có thể khiến môi bé, môi lớn, âm hộ đỏ và phù nề

3. Nguyên nhân gây bệnh nấm âm đạo

3.1. Nguyên nhân gây bệnh nấm âm đạo

Môi trường âm đạo thay đổi là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của Candida, gây bệnh nấm âm đạo, cụ thể:

Nhiễm nấm âm đạo do rối loạn nội tiết: Những yếu tố khiến nội tiết tố bị rối loạn, gây mất cân bằng môi trường âm đạo có thể kể đến như mang thai, lạm dùng thuốc tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt, mắc bệnh tiểu đường,… Tất cả điều này tạo cơ hội có nấm phụ khoa phát triển và gây bệnh, trong đó bao gồm nấm âm đạo.

Trước và sau ngày hành kinh là thời gian mà các triệu chứng nấm âm đạo phát triển cao nhất.

Nguyên nhân gây bệnh nấm âm đạo còn nằm ở việc bản thân các chị em chưa đảm bảo việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách hay thụt rửa âm đạo hoặc lạm dụng sản phẩm vệ sinh.

Nguồn nước dùng để vệ sinh vùng kín, âm đạo không sạch.

Do lây nhiễm mầm bệnh.

Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, quan hệ không an toàn cũng là nguyên nhân gây nấm âm đạo.

Bị bệnh nấm âm đạo do mặc quần lót sai cách; sử dụng quần lót, khăn tắm, tiếp xúc dịch âm đạo với người mắc bệnh, mặc quần lót không sạch, lười thay đồ lót, mặc quần lót ẩm ướt hay thói quen mặc quần lót chật, không thấm hút,…

3.2. Đối tượng dễ mắc bệnh nấm âm đạo

Nếu tìm hiểu về căn bệnh nấm âm đạo là gì thì chắc hẳn bạn sẽ biết căn bệnh này thường gặp ở chị em phụ nữ và chị em nào cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Trong đó có những đối tượng dễ mắc bệnh nấm âm đạo như:

Phụ nữ mang thai thường là đối tượng dễ nhiễm nấm âm đạo nhất

Người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát

Người lạm dụng thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh

Người bị suy giảm hoặc rối loạn hệ miễn dịch

Người có thói quen thụt rửa âm đạo và đặt thuốc âm đạo kéo dài

Tổng quan kiến thức về bệnh nấm âm đạo-3

Nguyên nhân gây bệnh nấm âm đạo còn nằm ở việc bản thân các chị em chưa đảm bảo việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách hay thụt rửa âm đạo hoặc lạm dụng sản phẩm vệ sinh.

4. Phương pháp điều trị bệnh nấm âm đạo

Dựa vào mật độ, mức độ tổn thương mà các bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Các phương pháp này sẽ do các bác sĩ chỉ định mà các chị em cần phối hợp để đặt được hiệu quả điều trị như mong muốn. Các pháp điều trị nấm âm đạo bao gồm điều trị bằng thuốc, phương pháp ngoại khoa và chữa tại nhà cụ thể như sau:

Thuốc trị nấm candida âm đạo đa phần là thuốc kháng sinh, hoặc thuốc đặc trị nấm candida thuốc đặt hoặc bôi hoặc dạng uống như Ketoconazol, Miconazol, Butoconazol, Terconazol (có tác dụng tại chỗ); Fluconazol, Imidazol, Itraconazol (có tác dụng toàn thân)…Liều dùng thường kéo dài từ 5 – 7 ngày, đặc biệt với 14 ngày trong trường hợp bệnh nặng.

Điều trị viêm âm đạo do nấm bằng phương pháp ngoại khoa: Phương pháp này chỉ chỉ áp dụng cho các trường xác định được nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng như áp lạnh, đốt điện, đốt tia Laser, công nghệ xâm lấn tối thiểu, kỹ thuật dao Leep, công nghệ Ozone.

Điều trị bệnh nấm âm đạo tại nhà bằng thuốc dân gian: Một số loại thuốc dân gian thường được sử dụng là lá trầu không, bằng tỏi hay bằng lá lốt. Một số bài thuốc điều trị nấm âm đạo bằng các loại thuốc dân gian cụ thể như sau:

Lá trầu không điều trị viêm âm đạo hiệu quả: Lá trầu không có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, sát trùng và tiêu diệt một số loại vi khuẩn, nấm gây bệnh,...chính vì thế lá trầu không có hiệu quả cao đối với những người mắc nấm âm đạo.

Điều trị nấm âm đạo bằng lá chè xanh: Lá chè xanh có tính mát, vị đắng chát, có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, diệt vi khuẩn và nấm Candida nên chúng có công dụng điều trị và tiêu diệt nấm âm đạo rất hiệu quả.

Dùng ngải cứu chữa viêm âm đạo: Dùng lá ngải cứu có tính ấm, mùi thơm có tinh dầu giúp điều trị nấm âm đạo hiệu quả ngoài ra còn giúp điều trị viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm nấm âm đạo,…

Tổng quan kiến thức về bệnh nấm âm đạo-4

Dựa vào mật độ, mức độ tổn thương mà các bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

5. Biến chứng của bệnh nấm âm đạo

Chị em phụ nữ không chỉ bị khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn đau, rát khi quan hệ tình dục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống tình dục của các cặp vợ chồng.

Nếu không được phát hiện sớm, điều trị nhanh và đúng cách, nấm âm đạo có thể lây lan đến tử cung, vòi trứng, khiến sức khỏe sinh sản của chị em bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, chị em nếu đang mang thai nhưng không may mắc phải nấm âm đảo có thể ảnh hưởng đến thai nhi như đẻ non.

Mặt khắc, nấm âm dạo rất dễ tái phát và lây truyền nếu không được điều trị đúng cách, triệt để.

6. Phòng tránh bệnh nấm âm đạo

Bệnh nấm âm đạo gây ra những phiền toái không nhỏ đến cuộc sống của các chị em cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống tình dục. Do đó, chị em cần tuân thủ một số biện pháp phòng bệnh nấm âm đạo hiệu quả cụ thể như sau:

Khám sức khỏe toàn thân nói chung và khám phụ khoa định kỳ nói riêng

Khi thấy những dấu hiệu bất thường tại vùng kín, âm đạo như ngứa rát, đau bụng dưới, ra dịch âm đạo,… chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

Mặc quần lót có kích thước phù hợp, thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt

Vệ sinh vùng kín, sạch sẽ đúng cách và luôn giữ vùng kín khô thoáng

Không lạm dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc dung dịch tẩy rửa có tính kiềm

Không thụt rửa và vệ sinh bên trong âm đạo

Thay băng vệ sinh 2 – 3 tiếng/lần trong chu kỳ

Chung thủy với một bạn tình, tránh quan hệ tình dụng không an toàn, không quan hệ với nhiều bạn tình

Không quan hệ tình dục khi thấy dấu hiệu bất thường ở âm đạo, vùng kín.

Điều trị nấm âm đạo dứt điểm nếu được bác sĩ chẩn đoán nhằm tránh bệnh tái phát.

Tổng quan kiến thức về bệnh nấm âm đạo-5

Điều trị nấm âm đạo dứt điểm nếu được bác sĩ chẩn đoán nhằm tránh bệnh tái phát.

7. Cách ăn uống cho bệnh nhân mắc nấm âm đạo

7.1. Bệnh nhân nấm âm đạo nên ăn gì?

Đối với người bệnh bị nấm âm đạo cần nên ăn:

Ăn tỏi: Các thành phần có trong tỏi sẽ góp phần tăng cường sức đề kháng; đẩy lùi các triệu chứng của nấm âm đạo như ngứa vùng kín, khí hư có mùi hôi, màu sắc bất thường, rối loạn kinh nguyệt…

Tăng cường ăn rau củ, trái cây tươi như bưởi, cam, táo, chuối, rau lá xanh đậm,… giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe, từ đó kìm hãm sự phát triển của nấm âm đạo

Ăn sữa chua: Vi khuẩn Lactobacillus acidophilus trong sữa chua có tác dụng giúp cho những vi khuẩn có lợi trong âm đạo phát triển, duy trì độ pH ổn định trong âm đạo. Nhờ đó, nấm gây bệnh cho âm đạo sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt và giúp các chị em nhanh chóng khỏe mạnh

Rong biển: Đây là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, hỗ trợ điều trị nấm âm đạo hiệu quả

Bên cạnh đó bạn nên bổ sung ngũ cốc, món ăn được chế biến bằng dầu thực vật nhằm hỗ trợ quá trình chữa bệnh viêm nấm âm đạo và tăng sức đề kháng.

7.2. Bệnh nhân nấm âm đạo không nên ăn gì?

Kiêng ăn hải sản: Chị em phụ nữ mắc bệnh không nên ăn cua, tôm, mực, cá biển, … bởi chúng có thể dễ gây kích ứng, làm tăng nhiệt độ cơ thể, từ đó càng khiến cho vùng kín trở nên ngứa, khó chịu, nóng rát, khí hư ra nhiều ngày càng trầm trọng.

Không nên ăn đồ ăn có chứa nhiều chất béo như khoai tây chiên, pho mát, thực phẩm đóng hộp,…bởi nó có thể ảnh hưởng đến quá trình trị bệnh.

Không nên ăn đồ cay nóng bởi chúng không chỉ ảnh hưởng đến dạ dày mà còn khiến tình trạng tổn thương, lở loét trong âm đạo ngày càng nghiêm trọng.

Không nên ăn đồ ăn nhiều đường bởi đây là nguồn thức ăn chính của nấm Candida. Nếu dung nạp quá nhiều đường sẽ dễ gây kích ứng và tạo cơ hội cho nấm Candida cũng như các loại nấm có hại khác phát triển.

Bên cạnh đó chị em nên hạn chế uống đồ uống có cồn như rượu, bia hay các đồ ăn, thức uống có chứa chất kích thích.

Tổng quan kiến thức về bệnh nấm âm đạo-6

Không nên ăn đồ cay nóng bởi chúng không chỉ ảnh hưởng đến dạ dày mà còn khiến tình trạng tổn thương, lở loét trong âm đạo ngày càng nghiêm trọng.

8. Các câu hỏi thường gặp ở những người mắc bệnh nấm âm đạo

Bệnh nấm âm đạo có chữa được không?

Bệnh nấm âm đạo có thể chữa trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Các phương pháp điều trị có thể bằng thuốc, điều trị ngoại khoa hoặc theo phương pháp đông y.

Bệnh nấm âm đạo có lây không?

Bệnh nấm âm đạo có thể lây nhiễm nếu bạn quan hệ tình dục trong thời gian mắc bệnh. Bên cạnh đó, việc dùng chung đồ lót, khăn tắm, tiếp xúc dịch âm đạo với người mắc bệnh đều có thể khiến bạn lây nhiễm nấm Candida, từ đó gây bệnh nấm âm đạo.

Bệnh nấm âm đạo có di truyền không?

Mặc dù chưa có những nghiên cứu chính xác về tình trạng này, tuy nhiên không loại trừ khả năng bệnh nấm âm đạo có thể di truyền, nhất là khi người mẹ đang trong thời gian mang thai nhưng mắc bệnh nấm âm đạo. Nấm âm đạo là bệnh dễ lây và tái phát nên bạn cần làm rõ nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị phù hợp.

9. Hình ảnh bệnh nấm âm đạo

Tổng quan kiến thức về bệnh nấm âm đạo-7

Bệnh nấm âm đạo có thể lây nhiễm nếu bạn quan hệ tình dục trong thời gian mắc bệnh

Tổng quan kiến thức về bệnh nấm âm đạo-8

Các dấu hiệu nhận biết bệnh nấm ấm đạo thường không rõ ràng. Tuy nhiên bạn có thể dựa vào một số triệu chứng sau để xác định bệnh và khám sức khỏe kịp thời.

Tổng quan kiến thức về bệnh nấm âm đạo-9

Bệnh nấm âm đạo có thể chữa trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Các phương pháp điều trị có thể bằng thuốc, điều trị ngoại khoa hoặc theo phương pháp đông y.

Tổng quan kiến thức về bệnh nấm âm đạo-10

Mặc dù chưa có những nghiên cứu chính xác về tình trạng này, tuy nhiên không loại trừ khả năng bệnh nấm âm đạo có thể di truyền

Tổng quan kiến thức về bệnh nấm âm đạo-11

Nấm âm đạo là bệnh dễ lây và tái phát nên bạn cần làm rõ nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị phù hợp.

Tác giả: Phạm Thị Mai