Mô hình của quả tim có xơ vữa động mạch (nguồn: Internet)
Quả tim hoạt động như một máy bơm, liên tục bơm đầy khoảng hơn 8500 lít máu mỗi ngày cho hệ tuần hoàn cũng như các bộ phận khác trên cơ thể. Quả tim gồm 2 phần là tim phải và tim trái. Nếu như tim phải giữ chức năng nhận máu tĩnh mạch từ nhiều bộ phận khác rồi bơm lên phổi, thì tim trái nhận máu từ các tĩnh mạch phổi rồi bơm tới các động mạch chủ để tơi các cơ quan ngoại biên.
Để cơ tim và các cơ quan khác hoạt động trơn tru, cơ tim cần có đủ máu giàu ooxxy. Máu tới cơ tim qua hệ thống động mạch vành. Hệ thống động mạch vành này chia làm nhiều nhánh nhỏ hơn, đưa máu đi nuôi từng vùng cơ tim.
Để duy trì hoạt động bình thường, cơ tim cần nhận được oxy, năng lượng từ động mạch vành. Bệnh động mạch vành xuất hiện khi một trong những nhánh mạch bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ. Các cơn đau sẽ xảy ra khi động mạch bị nghẽn tới 50% khẩu kính trong lòng mạch.
Sự tắc nghẽn động mạch sẽ khiến cho oxy tới cơ tim không đủ. Từ đó dẫn đến đau thắt ngực. Sự đau thắt sẽ tăng lên khi người bệnh cố quá sức và giảm đi khi họ nghỉ ngơi. Vì vậy, nó được gọi là cơn đau thắt ngực ổn định.
Khi các mảng xơ vữa bên trong động mạch vành nứt, vỡ khiến cho các cơn đau xảy ra cả khi nghỉ ngơi, người ta gọi đó là cơn đau thắt ngực không ổn định.
Các mảng xơ vữa có thể gây tắc động mạch. Các cơ tim bị thiếu oxy đột ngột dẫn tới nhồi máu cơ tim. Hậu quả của việc bị nhồi máu cơ tìm phụ thuộc nhiều vào độ rộng của khu vực bị nhồi máu. Khu vực đó càng rộng, chức năng tim càng suy yếu.
Người bị bệnh động mạch vành sẽ có cơn đau thắt ở ngực (nguồn: Internet)
Cơn đau thắt ở ngực là một trong những dấu hiệu rõ ràng và sớm nhất của bệnh động mạch vành. Cơn đau có thể từ giữa ngực, vùng trước tim,... mà lan ra vùng cổ, cánh tay. Người bệnh sẽ có cảm giác bị bó chặt, thắt nghẹt. Đôi khi, cơn đau lan ra phía sau, tới vùng cột sống khiến nhiều người tưởng rằng do thoái hóa cột sống thắt lưng.
4. Đối với hội chứng động mạch vành cấp
Khi mắc hội chứng động mạch vành cấp, người bệnh có thể thấy xuất hiện những cơn đau dù chỉ hơi cố gắng. Hội chứng này bảo gồm cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim và suy tim.
Bệnh có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên, chủ yếu do 4 loại chất béo có trong máu: LDL-Cholesterol, HDL-Cholesterol, Cholesterol và Triglycerides tích tụ thành các mảng xơ vữa.
Mảng xơ vữa do nhiều chất béo đọng lại trên thành mạch máu, được cấu tạo bởi nhân lipid và vỏ xơ. Mảng xơ vữa sẽ làm giảm độ rộng lòng mạch, lâu dần gây tắc nghẽn.
Nếu mảng xơ bị vỡ, nhân lipid sẽ trôi theo dòng máu, làm tắc những mạch có lòng hẹp hơn.
Những mảng xơ vữa bị nứt vỡ sẽ gây ra các biến chứng về tim mạch như: tắc nhánh động mạch tại nơi bị xơ vữa hay gây tắc phía hạ lưu.
Để xác định các dấu hiệu đau tức ngực có phải do bệnh động mạch vành gây ra hay không, bạn nên tìm tới bác sĩ để thực hiện một số thăm dò như điện tâm đồ, siêu âm Doppler tim, siêu âm tim gắng sức hay xạ hình cơ tim…
Phẫu thuật là một trong những cách điều trị bệnh động mạch vành (nguồn: Internet)
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị chủ yếu là:
Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc, dùng một hoặc kết hợp nhiều loại theo chỉ định của bác sĩ. Phương pháp này không giải quyết được triệt để vấn đề nguyên nhân dẫn tới hẹp lòng động mạch.
Điều trị ngoại khoa: Các bác sĩ sẽ tiến hành mổ để làm cầu nối chủ - vành. Vùng cơ tim thiếu máu sẽ được cung cấp máu bởi một mạch khác vòng qua vùng tắc nghẽn.
Tim mạch can thiệp: Phương pháp này dù không phải mổ nhưng lại có thể làm giảm triệu chứng và giải quyết nguyên nhân gây tắc nghẽn động mach vành.
Bạn hãy dừng hút thuốc vì hoạt động này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự lưu thông máu, xây dựng chế độ luyện tập thể dục cho bản thân. Bạn cũng nên điều trị một số bệnh khác có liên quan như điều trị rối loạn lipid máu hay tăng huyết áp. Để phòng xa, bạn có thể đặt lịch đi khám định kì với những chuyên gia tim mạch uy tín.
Tổng hợp