Tổng hợp yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ, thời tiết không phải nguyên nhân duy nhất

Tổng hợp yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ, thời tiết không phải nguyên nhân duy nhất
Đau mắt đỏ có thể bùng phát thành dịch nhanh chóng khi gặp điều kiện thích hợp. Hiểu rõ các yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ để tránh lây nhiễm cho cộng đồng và bảo vệ sức khoẻ của chính mình. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ bạn cần biết.

Tiếp xúc với nước mắt, ngón tay, hoặc đồ dùng cá nhân của người bệnh. Cơ địa dễ bị dị ứng với các tác nhân từ môi trường. Thường xuyên sử dụng kính áp tròng, vệ sinh mắt kém,... đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ. Bên cạnh đó, các yếu tố như môi trường sống bị ô nhiễm, điều kiện sinh hoạt kém, nguồn nước bẩn,... cũng tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ

Hiểu rõ các yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ giúp ngăn ngừa tình trạng bùng phát dịch, đồng thời đưa ra biện pháp phòng tránh phù hợp nhất.

1. Yếu tố thời tiết

Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ chính là thời điểm giao mùa. Nhất là vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng chuyển sang mưa nhiều. Độ ẩm không khí tăng cao, kèm theo ô nhiễm môi trường, nguồn nước... tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển.

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của con người rất nhạy cảm vào mùa hè. Cơ thể của chúng ta dễ mệt mỏi, suy yếu khiến virus tấn công dễ dàng hơn. Trong đó có virus gây ra bệnh đau mắt đỏ.

Đau mắt đỏ do virus không biệt độ tuổi nên bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và bùng phát thành dịch.

Tổng hợp các yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ - Ảnh 1.

Thời tiết giao mùa là yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ - Ảnh: Internet

2. Môi trường sống là yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ

Khu vực dân cư đông đúc, ẩm thấp, điều kiện vệ sinh kém thường là nơi chứa các mầm bệnh nguy hiểm. Trong đó có virus gây ra bệnh đau mắt đỏ. Môi trường sống bị ô nhiễm làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ lên cao, do đôi mắt thường xuyên phải tiếp xúc với khói, bụi, chất độc hại.

Ở những nơi đông đúc còn làm tăng nguy cơ lây bệnh từ người sang người. Do bạn có thể vô tình tiếp xúc với mầm bệnh của người khác để lại. Bệnh đau mắt đỏ còn có thể lây lan qua đường hô hấp nên sẽ rất khó kiểm soát trong trường hợp này.

3. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh

Trung gian truyền bệnh đau mắt đỏ chính là nước mắt, dịch tiết của người bệnh. Virus đau mắt đỏ có thể lây lan qua những hạt tiết tố nhỏ li ti. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, virus có thể bám vào các vật dụng như tay nắm cửa, điện thoại, khăn mặt,... Khi người lành tiếp xúc với nguồn bệnh đó sẽ bị lây nhiễm.

Do đó, dù tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với nước mắt, hạt tiết tố của người bệnh bạn hoàn toàn có thể bị đau mắt đỏ. Ngoài ra các đồ dùng cá nhân như khăn rửa mặt, chậu, khăn tay,... của người bệnh cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ.

Tổng hợp các yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ - Ảnh 2.

Tiếp xúc với người bệnh làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ - Ảnh: Internet

4. Bị đau mắt đỏ do các thói quen xấu

Các thói quen xấu như dụi mắt thường xuyên, vệ sinh mắt kém, hay sờ vào mũi, miệng,... đều là yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ.

Thói quen dụi mắt có thể gây tổn thương, biến dạng giác mạc. Đồng thời virus, vi khuẩn từ tay sẽ tấn công đôi mắt, tăng khả năng nhiễm trùng, gây đau mắt đỏ.

Nhổ hoặc cắt, tỉa lông mi cũng là thói quen xấu cần loại bỏ. Bởi thói quen này làm gia tăng nguy cơ dị vật xâm nhập mắt, gây viêm nhiễm, tổn thương, khiến mắt sưng đỏ.

5. Thường xuyên sử dụng kính áp tròng

Mặc dù kính áp tròng có thể giúp cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn. Nhưng không phải lúc nào cũng tốt. Chúng có thể gây ra những tác hại đe dọa trực tiếp đến nhãn cầu và thị lực của bạn. Đeo kính áp tròng thường xuyên là yếu tố làm tăng nguy cơ đau mắt đỏ. Nhất là khi kính áp tròng của bạn không được vệ sinh thường xuyên hoặc hộp kính đã cũ.

Thời gian sử dụng dài, vi khuẩn từ kính áp tròng sẽ tấn công đôi mắt của bạn. Đau mắt đỏ và nguy cơ loét giác mạc là những gì bạn sẽ gặp phải nếu không thay đổi thói quen này. Ngoài ra đeo kính áp tròng khi bơi hoặc không tháo trước khi đi ngủ đều có nguy cơ mắc bệnh.

Tốt hơn hết bạn nên hạn chế sử dụng kính áp tròng khi không cần thiết. Đồng thời khử trùng kính thường xuyên, đảm bảo chúng luôn sạch sẽ trước khi sử dụng.

=>> Đọc thêm bài viết: Đau mắt đỏ do kính áp tròng là gì? Bị đau mắt đỏ có được đeo kính áp tròng không?

Tổng hợp các yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ - Ảnh 3.

Thường xuyên sử dụng kính áp tròng là yếu tố làm tăng nguy cơ đau mắt đỏ - Ảnh: Internet

6. Không mang kính bơi

Tắm ở bể bơi công cộng cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ. Nước hồ bơi có thể bị nhiễm virus do nhiều người sử dụng và sẽ tấn công bạn khi không mang kính. Bên cạnh đó thành phần hóa học trong nước bể bơi sẽ khiến mắt bạn bị đỏ và khó chịu.

Đeo kính bơi giúp bạn tạo khu vực chống nước xung quanh mắt. Tránh để mắt tiếp xúc với thành phần có hại trong nước. Chúng bảo vệ cho đôi mắt của bạn khỏi các tác nhân gây bệnh.

7. Các tác nhân gây dị ứng

Lông động vật, phấn hoa, mỹ phẩm, khói, bụi, thực phẩm gây kích ứng...đều là yếu tố làm tăng nguy cơ đau mắt đỏ. Đau mắt đỏ do dị ứng thường xảy ra vào một mùa nhất định trong năm. Bất cứ ai cũng có khả năng bị bệnh và dễ tái phát trở lại.

Đau mắt đỏ do dị ứng thường có các triệu chứng mắt sưng đỏ, ngứa, rát và chảy nước mắt rất khó chịu. Bệnh thường đi kèm với dị ứng ở mũi với biểu hiện như hắt hơi, nghẹt mũi. Đây là tình trạng bệnh mang tính chất tạm thời, không lây lan và dễ điều trị.

Trên đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ bạn cần biết. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thay đổi thói quen sống khoa học là cách tốt nhất để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.


Tác giả: HT