Tổng hợp những thông tin về bệnh viêm tai giữa mãn tính

Tổng hợp những thông tin về bệnh viêm tai giữa mãn tính
Bệnh viêm tai giữa mãn tính là tình trạng nhiễm trùng toàn bộ hoặc một phần tai giữa, khiến tai tiết ra chất dịch hôi liên tục và kèm theo sự xuất hiện của những lỗ thủng lớn ở khu vực màng nhĩ.

Bệnh viêm tai giữa mãn tính là triệu chứng bệnh lý về tai, thuộc nhóm bệnh viêm tai giữa thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Là biến chứng của triệu chứng viêm tai giữa, viêm tai giữa mãn tính xuất hiện khi người bệnh không chữa trị kịp thời để khuẩn viêm tai phát triển và lây lan. 

1. Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa mãn tính

Tùy vào mức độ của bệnh mà có triệu chứng cụ thể:

- Trường hợp viêm tai giữa không nguy hiểm

Ảnh 1.

Viêm tai giữa mãn tính là triệu chứng bệnh lý về tai

Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa mạn tính thường gặp là chảy dịch (dịch loãng màu vàng nhạt, hoặc trong, hoặc dịch mủ nhầy không hôi), lỗ thủng thường ở trung tâm màng nhĩ, thường không có tổ chức hạt, không có polyp, không có cholesteatoma và ít gây những biến chứng nguy hiểm.

- Trường hợp  viêm tai giữa nguy hiểm

Người bệnh sẽ thấy dấu hiệu chảy dịch (mùi dịch có mùi hôi), lỗ thủng ở thượng nhĩ hoặc ở rìa góc sau trên, thường xuyên có nụ hạt, polyp và có thể có cholesteatoma. Người bệnh nghe kém dẫn truyền từ mức độ trung bình đến nặng, hoặc nghe kém hỗn hợp.

2. Phân loại

Hiện nay chia làm 2 loại:

- Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy.

- Viêm tai giữa mủ mạn tính (viêm tai giữa có tổn thương xương) 

Ảnh 2.

Viêm tai giữa mãn tính thường chảy mủ

3. Nguyên nhân gây viêm tai giữa mãn tính

- Viêm tai giữa mãn tính xuất hiện do những đặc điểm cấu trúc tai khác biệt, cụ thể là ở trẻ nhỏ do có cấu trúc hòm nhĩ và họng mũi nằm ngay, dễ gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, những lý do vệ sinh không sạch sẽ, dùng nước ở nguồn có vi khuẩn khiến tai dễ bị nhiễm khuẩn và viêm nhiễm kéo dài. Tình trạng viêm tai giữa sẽ chuyển từ mức độ viêm tai giữa cấp tính sang viêm tai giữa mãn tính.

- Ngoài ra những nguyên nhân biến chứng của một số căn bệnh như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi… và do tình trạng sống ở những vùng không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, hít nhiều khói thuốc lá cũng là những lý do gây bệnh thường gặp nhất.

4. Điều trị viêm tai giữa mãn tính

Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa mạn tính là kiểm soát sự nhiễm trùng, loại bỏ dịch tiết ứ đọng trong tai (nhầy, mủ) và phục hồi chức năng nghe.

Ảnh 3.

Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

- Điều trị nội khoa

Hút rửa tai bằng nước muối sinh lý Thuốc nhỏ tai bằng dung dịch kháng sinh Uống thuốc kháng sinh Điều trị các bệnh ở mũi, họng kèm với viêm tai giữa Tránh nước vào tai khi bơi lội, gội đầu…trong quá trình dùng thuốc chữa viêm tai giữa mạn tính.

- Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật được thực hiện trong trường hợp có polyp hòm nhĩ thò ra ở ống tai hoặc mô hạt thì phải được cắt bỏ. Phẫu thuật phục hồi: vá màng nhĩ đơn thuần Phẫu thuật tiệt căn xương chũm

Dù điều trị bằng phương pháp nào cũng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Vì vậy người bệnh viêm tai giữa mạn tính nên đi khám bác sĩ Tai mũi họng để có phương pháp điều trị phù hợp khi có những dấu hiệu đầu tiên của viêm tai giữa.

5. Phòng ngừa viêm tai giữa mãn tính

– Khi có những dấu hiệu viêm tai giữa, cần giữ tai luôn được thông thoáng, sạch sẽ, không chứa mũ và hạn chế để nước chảy vào tai.

Ảnh 4.

Phòng tránh viêm tai giữa mãn tính bằng cách tránh để nước vào tai

– Luôn đảm bảo dùng nước có nguồn sạch sẽ, vệ sinh tai thường xuyên, không dùng vật nhọn, cứng đâm vào tai quá sâu khiến đường ống tai bị thường và tác động đến màng nhĩ.

– Khi có những biểu hiện bất ổn về tai, cần tư vấn bác sĩ để có những lời khuyên về phương pháp chữa trị kịp thời.

Viêm tai giữa mãn tính là một trong những biến chứng nguy hiểm của các bệnh lý viêm nhiễm tai. Bệnh có những ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày và thời gian chữa trị kéo dài, đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì để loại bỏ triệu chứng. Vệ sinh tai sạch sẽ và đúng cách để ngăn ngừa nguy cơ phát bệnh.

Tác giả: Lan Dương