Tổng hợp những phương pháp trong phẫu thuật ung thư phổi

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Tổng hợp những phương pháp trong phẫu thuật ung thư phổi
Phẫu thuật ung thư phổi gồm có phẫu thuật bảo toàn cắt bỏ 1 phần phổi, cắt toàn bộ một bên phổi, phẫu thuật nội soi phổi và nạo vét các hạch bạch huyết.

Phẫu thuật ung thư phổi là phương pháp thường được chỉ định áp dụng cho bệnh nhân mắc ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Với giai đoạn đầu, kích thước phát triển của khối u còn nhỏ, chưa có dấu hiệu lây lan.

Thực tế thì theo nhiều thống kê tỷ lệ bệnh nhân phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu lại rất ít. Vì vậy mà việc áp dụng phương pháp phẫu thuật lại không nhiều (20% theo thống kê của Viện nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ).

Tổng hợp các phương pháp trong phẫu thuật ung thư phổi:

Có 4 dạng phẫu thuật ung thư phổi là cắt bỏ một phần phổi, cắt bỏ một bên lá phổi chứa khối u ung thư, phẫu thuật nội soi phổi và nạo vét các hạch bạch huyết.

1. Cắt bỏ một phần phổi

Phẫu thuật ung thư phổi chỉ định cắt bỏ một phần phổi được áp dụng với những bệnh nhân bị ung thư phổi và có khối u mang kích thước nhỏ ở dạng khu trú (nằm trong một vùng phổi). Theo như phác đồ điều trị thì các bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện cắt bỏ một phần của lá phổi, cụ thể là một phần thuỳ hoặc nhiều thuỳ khác nhau hoặc cũng có thể là loại bỏ một phần mô bệnh của phổi. Cụ thể:

- Cắt nêm: phẫu thuật ung thư phổi loại bỏ một mảnh mô phổi của nhiều hoặc một thuỳ.

- Cắt một phần thuỳ của phổi: phẫu thuật này loại bỏ đi một phần lớn hơn của mô phổi tuy nhiên không loại bỏ đi toàn bộ thuỳ phổi.

- Cắt phổi kiểu tay áo: phương pháp này được biết đến là dạng thay thế cho phẫu thuật cắt bỏ phổi. Kỹ thuật cắt tay áo giúp phổi của bệnh nhân được giữ lại những phần chưa có tác động của tế bào ung thư (phế quản, đường dẫn khí,...)

Sau phẫu thuật bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm hoá trị hoặc xạ trị để loại hoàn toàn tế bào ung thư siêu nhỏ và có nguy cơ lây lan tới những hạch bạch huyết lân cận.

2. Cắt bỏ toàn bộ một bên phổi có khối u ung thư

Đây là một dạng phẫu thuật ung thư phổi không được khuyến khích thực hiện ở tất cả người bị bệnh. Trước khi thực hiện cắt bỏ toàn bộ một bên phổi bệnh nhân cần trải qua nhiều xét nghiệm khác nhau để bác sĩ có thể chắc chắn rằng mô phổi của người bệnh đủ khoẻ để có thể thực hiện việc trao đổi khí hàng ngày sau cắt.

Cắt bỏ toàn bộ một bên phổi được áp dụng cho người mang khối u ung thư phổi chưa lan rộng và xâm lấn tới những bộ phận lân cận của cơ thể (thường thì những tế bào này sẽ phát triển ở cả 3 thuỳ phải hay 2 thuỳ trái phổi). Đôi khi phẫu thuật ung thư phổi dạng loại bỏ hoàn toàn được coi là cần thiết để loại bỏ hết những tế bào ung thư ra khỏi cơ thể ngăn chặn việc chúng lan rộng và phát triển.

Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ thực hiện một vết mổ ở cạnh sườn, sau đó họ loại bỏ phổi sau khi tách mô và xương sườn.

Với những người bệnh mà tế bào ung thư phổi đã lây lan xa tới cơ quan khác trong cơ thể như não, xương, gan,.. thì phương pháp này không đạt được hiệu quả mong muốn nên không được áp dụng.

3. Phẫu thuật nội soi phổi

Phẫu thuật ung thư phổi dạng nội soi là phương pháp hiện đại giúp bệnh nhân giảm thiểu được tối đa đau đớn và biến chứng sau phẫu thuật. Như tên gọi của phương pháp, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật thông qua một ống nội soi mở từ vết mổ ở ngực rồi tiến hạch cắt bỏ, nạo vét,... mang tế bào, khối u ung thư ra ngoài.

4. Nạo vét các hạch bạch huyết

Khi các tế bào ung thư phổi đã lây lan tới các hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa có dấu hiệu xâm lấn tới các cơ quan khác thì phẫu thuật ung thư phổi nạo vét hạch bạch huyết có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện.

Sau phẫu thuật nạo vét hạch có tới 50% bệnh nhân mắc bệnh bị tái phát và không qua khổi bệnh. Tuy vậy thì tỷ lệ ung thư phổi tái phát này sẽ giảm xuống nếu như bệnh nhân được chỉ định thực hiện thêm phương pháp điều trị ung thư phổi bổ trợ là xạ trị hoặc hoá trị.

Trường hợp các tế bào ung thư đã xâm lấn sang các hạch bạch huyết nhưng chưa xâm lấn sang các cơ quan khác, các bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ hạch bạch huyết bằng phương pháp phẫu thuật.


Tác giả: Phạm Thanh