Buồng trứng đa nang (PCOS – Polycystic Ovary Syndrome) là một trong những bệnh liên quan đến hormone thường xảy ra ở những phụ nữ có quá nhiều hormone sinh dục nam trong khi lượng hormone sinh dục nữ trong cơ thể không đủ. Điều này ngăn cản sự rụng trứng khiến trứng chứa đầy trong nang trứng. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách, sẽ dẫn đến hậu quả mất cân bằng hormone, tăng nguy cơ mắc một số bệnh (tim mạch, tiểu đường và rối loạn sinh sản), ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Buồng trứng đa nang là bệnh có thể làm ảnh hưởng 5 – 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Do đó bạn cần tìm hiểu bệnh hội chứng buồng trứng đa nang là gì cũng như nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết, điều trị và cách phòng ngừa.
Buồng trứng đa nang (PCOS – Polycystic Ovary Syndrome) là một trong những bệnh liên quan đến hormone thường xảy ra ở những phụ nữ có quá nhiều hormone sinh dục nam
Dấu hiệu nhận biết bệnh hội chứng buồng trứng đa nang ở mỗi người phụ nữ là khác nhau do sự thay đổi hormone khác nhau. Có tới hơn 70% phụ nữ có tình trạng lông phát triển nhiều ở các bộ phận như: bắp đùi, lưng, bụng dưới, ngực hoặc mặt; khoảng 80% phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang bị béo phì, thường là béo bụng
Dấu hiệu cụ thể của bệnh như sau:
- Có các vấn đề về da như: bị mụn trứng cá, vùng da dư thừa ở nách hoặc quanh cổ hay mảng da sẫm màu.
- Chu kỳ kinh nguyệt của các chị em bất thường, không đều hoặc kéo dài. Kinh nguyệt có rất nhiều hoặc rất ít, hay có kinh một cách bất ngờ.
- Gặp khó khăn trong việc thụ thai.
- Mọc lông trên mặt, ngực, bụng, lưng hoặc bắp đùi.
- Chứng ngưng thở lúc ngủ.
- Thừa cân, béo phì.
- Trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng thất thường.
- Tóc tóc rụng nhiều hoặc tóc mỏng.
Chu kỳ kinh nguyệt của các chị em bất thường, không đều hoặc kéo dài. Kinh nguyệt có rất nhiều hoặc rất ít, hay có kinh một cách bất ngờ cũng là dấu hiệu của hội chứng đa nang buồng trứng
Nguyên nhân gây bệnh hội chứng buồng trứng đa nang có thể do di truyền, rối loạn hội chứng trao đổi chất hay kháng insulin, chế độ ăn uống có quá nhiều tinh bột đường, cụ thể như sau:
- Nguyên nhân di truyền.
- Do kháng insulin hay do rối loạn hội chứng trao đổi chất.
- Chế độ ăn uống chứa quá nhiều tinh bột đường.
- Người béo phì, thừa cân nhưng những người gầy cũng có nguy cơ.
Tất cả chị em phụ nữ đều có thể mắc bệnh hội chứng buồng trứng đa nang, đặc biệt là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bên cạnh đó, những gia đình có mẹ, chị gái hay em gái mắc bệnh hội chứng buồng trứng đa nang thì khả năng cao bạn cũng có thể mắc căn bệnh này.
Tất cả chị em phụ nữ đều có thể mắc bệnh hội chứng buồng trứng đa nang, đặc biệt là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Các bác sĩ sẽ tư vấn bạn áp dụng phương pháp điều trị bệnh hội chứng buồng trứng đa nang phù hợp với tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây bệnh,… Điều trị bệnh hội chứng buồng trứng đa nang giúp hỗ trợ sinh sản, nhằm giúp hỗ trợ sinh sản, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn:
- Giảm cân.
- Phẫu thuật buồng trứng (khoan buồng trứng).
- Sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản.
- Thụ tinh trong ống nghiệm.
- Điều trị bệnh hội chứng buồng trứng đa nang bằng cách kiểm soát các dấu hiệu của đa nang buồng trứng.
- Sử dụng thuốc tránh thai: thuốc tổng hợp và thuốc viên chỉ có progestin.
- Miếng dán ngừa thai: đeo miếng dán trong vòng 21 ngày sau đó gỡ bỏ và không dán miếng dán tiếp theo trong 7 ngày để kỳ kinh diễn ra bình thường. Dán miếng dán mới sau khi kỳ kinh kết thúc.
- Vòng tránh thai: Sử dụng vòng tránh thai trong 21 ngày và ngưng dùng trong 7 ngày để sự hành kinh có thể xảy ra, sau đó thay thế vòng tránh thai mới.
Các bác sĩ sẽ tư vấn bạn áp dụng phương pháp điều trị bệnh hội chứng buồng trứng đa nang phù hợp với tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây bệnh,…
Bên cạnh câu hỏi "bệnh hội chứng buồng trứng đa nang là gì" thì các biến chứng của căn bệnh này cũng được nhiều người quan tâm. Các nghiên cứu cho thấy khi mắc bệnh buồng trứng đa nang, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với các bệnh nguy hiểm khác như: vô sinh, tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol trong máu cao, rối loạn ngưng thở khi ngủ, ung thư nội mạc tử cung, trầm cảm và dễ lo âu.
Các nghiên cứu cho thấy khi mắc bệnh buồng trứng đa nang, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với các bệnh nguy hiểm khác như: vô sinh, tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol trong máu cao,...
Biện pháp phòng tránh hội chứng buồng trứng đa nang mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Bổ sung các axit amin L-glutaminevới lượng 4000-8000mg/ngày.
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tự nhiên
- Áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như bơi lội, chạy bộ, yoga,…
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, không mặc quần áo quá chật để tránh bị viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh phụ khoa khác.
- Khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện nguy cơ mắc bệnh và điều trị kịp thời.
Khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện nguy cơ mắc bệnh và điều trị kịp thời.
Thực phẩm giàu chất xơ từ các loại rau cải, củ quả, súp lơ xanh, khoai lang, bí ngô,… bởi chất xơ có thể liên kết với cholesterol dư thừa, làm giảm lượng cholesterol trong máu, phòng tránh buồng trứng đa nang, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch,..
Trái cây có chỉ số đường huyết thấp như táo, cam, bưởi, nho, đào, mận, kiwi, dâu, dưa hấu,… giúp duy trì mức insulin và glucose ổn định, tránh khởi phát các rối loạn liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang.
Bổ sung Canxi và vitamin D từ các loại rau xanh lá đậm (bông cải xanh, rau diếp,… ), đậu phụ, nước dùng xương, các loại hạt… có tác dụng ngăn ngừa sự tiến triển của hội chứng buồng trứng đa nang
Ăn chất béo lành mạnh như trái bơ, cá hồi, dầu oliu, các loại hạt,…giúp phục hồi sự rụng trứng, cải thiện các tác động xấu của hội chứng buồng trứng đa nang, tăng khả năng sinh sản.
Bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang nên tránh những thực phẩm có chỉ số GI cao, các sản phẩm bơ sữa, các sản phẩm từ đậu nành, chất béo không lành mạnh, caffein, chất cồn, thực phẩm chế biến sẵn,… bởi những thực phẩm khiến các triệu chứng buồng trứng đa nang trở nên nặng hơn.
Bổ sung Canxi và vitamin D từ các loại rau xanh lá đậm (bông cải xanh, rau diếp,… ), đậu phụ, nước dùng xương, các loại hạt… có tác dụng ngăn ngừa sự tiến triển của hội chứng buồng trứng đa nang
Bệnh hội chứng buồng trứng đa nang có chữa được không?
Bệnh hội chứng buồng trứng đa nang hoàn toàn có thể điều trị bằng cách giảm cân, phẫu thuật, dùng thuốc, thụ tinh trong ống nghiệm, sử dụng thuốc tránh thai, dùng miếng dán ngừa thai hay vòng tránh thai.
Bệnh hội chứng buồng trứng đa nang có lây không?
Dựa theo nguyên nhân gây bệnh, hội chứng buồng trứng đa nang không lây từ người bệnh sang người không bị bệnh.
Bệnh hội chứng buồng trứng đa nang có di truyền không?
Bệnh hội chứng buồng trứng đa nang có di truyền. Nếu mẹ, chị gái hoặc em gái của bạn bị buồng trứng đa nang thì khả năng cao bạn có nguy cơ bị bệnh.
Bệnh hội chứng buồng trứng đa nang hoàn toàn có thể điều trị bằng cách giảm cân, phẫu thuật, dùng thuốc, thụ tinh trong ống nghiệm, sử dụng thuốc tránh thai, dùng miếng dán ngừa thai hay vòng tránh thai.
Bệnh hội chứng buồng trứng đa nang có di truyền. Nếu mẹ, chị gái hoặc em gái của bạn bị buồng trứng đa nang thì khả năng cao bạn có nguy cơ bị bệnh.
Dựa theo nguyên nhân gây bệnh, hội chứng buồng trứng đa nang không lây từ người bệnh sang người không bị bệnh.
Những người có mức đường máu cao sẽ có nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang cao hơn so với những đối tượng khác.