Tổng hợp câu hỏi thường gặp về bệnh xơ gan

Tổng hợp câu hỏi thường gặp về bệnh xơ gan
Xơ gan là một bệnh lý mãn tính có tính chất nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Có rất nhiều câu hỏi thường gặp về bệnh xơ gan được đặt ra.

Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về bệnh xơ gan, chúng tôi đã tổng hợp lại các câu hỏi thường gặp về bệnh xơ gan để bạn đọc có thể tham khảo.

1. Bệnh xơ gan có nghiêm trọng không ?

Một trong những câu hỏi thường gặp về bệnh xơ gan là thắc mắc bệnh xơ gan có nghiêm trọng không. Hầu hết mọi người đều cho rằng bệnh xơ gan là một căn bệnh nguy hiểm và nghiêm trọng với suy nghĩ căn bệnh này không chữa được. Điều này đã khiến nhiều bệnh nhân bỏ điều trị, không kiên trì dùng thuốc làm cho hiệu quả điều trị giảm.

Theo phân tích của các Bác sĩ chuyên khoa, xơ gan có nghiêm trọng hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng người bệnh, giai đoạn của viêm gan hay việc tuân thủ điều trị mà Bác sĩ đưa ra,... Nếu người bệnh phát hiện xơ gan ở giai đoạn sớm thì tiên lượng bệnh vẫn còn tốt, bệnh nhân hoàn toàn có thể khỏi bệnh được.

2. Xơ gan giai đoạn đầu có chữa khỏi được không?

Xơ gan giai đoạn đầu có chữa khỏi được không là câu hỏi thường gặp về bệnh xơ gan, xơ gan giai đoạn đầu hay còn gọi là xơ gan còn bù lúc này chức năng gan chưa bị tổn thương nhiều gan vẫn có thể hồi phục được.

Tổng hợp câu hỏi thường gặp về bệnh xơ gan - Ảnh 2.

Xơ gan giai đoạn đầu - Ảnh minh họa

Thực tế, xơ gan ở giai đoạn đầu vẫn có thể chữa khỏi nên người bệnh chỉ cần tuân thủ phác đồ điều trị mà các bác sĩ chuyên khoa đưa ra.

3. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan như thế nào?

Một trong những câu hỏi thường gặp về bệnh xơ gan được quan tâm nhiều nhất chính là chế độ dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan.

Những người mắc bệnh xơ gan cần tuyệt đối kiêng không sử dụng những thức uống có thể gây độc cho gan như rượu, bia, hút thuốc lá,... Hạn chế hoặc tránh tuyệt đối những đồ rán béo ngậy, bởi chúng rất khó tiêu khiến người bệnh luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu.

Người bệnh cũng nên hạn chế những thức ăn có tính kích thích như hành, gừng, ớt…Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, sử dụng nhiều những gia vị này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tổng hợp câu hỏi thường gặp về bệnh xơ gan - Ảnh 3.

Nói không với thuốc lá - Ảnh minh họa

Đối với người bệnh xơ gan nên tăng cường sử dụng rau xanh và hoa quả tươi, nên tránh những thức ăn được chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều muối không hề tốt cho gan của bạn.

4. Bệnh nhân xơ gan cần thực hiện các xét nghiệm gì?

Bệnh nhân xơ gan cần thực hiện các xét nghiệm gì là câu hỏi thường gặp về bệnh xơ gan. Để chuẩn đoán bệnh nhân có mắc xơ gan hay không các bác sĩ không chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng mà còn dựa vào các kết quả thăm dò cận lâm sàng. Ở những bệnh nhân này, các bác sĩ thường chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như sau:

Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan: Các ác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm đánh giá chức năng gan để xem mức độ tổn thương gan nghiêm trọng như thế nào.

Các xét nghiệm nhằm đi tìm nguyên nhân gây xơ gan: Xét nghiệm quan trọng không kém đối với bệnh nhân mắc xơ gan chính là xét nghiệm viêm gan B và viêm gan C.

Siêu âm bụng: Siêu âm bụng để đánh giá tổng quát hình ảnh của gan, tầm soát phát hiện ung thư gan.

Tổng hợp câu hỏi thường gặp về bệnh xơ gan - Ảnh 4.

Siêu âm bụng để kiểm tra tổng quát hình ảnh của gan - Ảnh minh họa

Siêu âm đàn hồi, Fibroscan, fibrotest: Siêu âm đàn hồi, Fibroscan, fibrotest là một trong những thăm dò cận lâm sàng đặc trưng ở những bệnh nhân mắc xơ gan nằm đánh giá mức độ đàn hồi của gan cũng như xác định xem mức độ xơ hóa trong gan là bao nhiêu.

Nếu bệnh nhân ở giai đoạn xơ gan mất bù có dịch cổ trướng thì người bệnh có thể được chọc hút dịch để làm xét nghiệm dịch đồ, giúp chẩn đoán và đánh giá được nguy cơ nhiễm khuẩn ở người bệnh.

Đối với những người xơ gan mất bù hay xơ gan giai đoạn cuối, người bệnh còn được thực hiện nội soi dạ dày thực quản để xác định mức độ giãn tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch dạ dày để đánh giá nguy cơ xuất huyết tiêu hóa ở người bệnh.

Sinh thiết gan: Sinh thiết gan được các Bác sĩ thực hiện khi có nghi ngờ bệnh nhân có biến chứng ung thư gan. Phương pháp này cũng có giá trị trong việc đánh giá mức độ hư hoại và mức độ xơ hóa ở gan.

6. Điều trị xơ gan như thế nào?

Thắc mắc về quá trình điều trị xơ gan như thế nào cũng là câu hỏi thường gặp về bệnh xơ gan. Thực chất, việc điều trị còn tùy thuộc mức độ cũng như giai đoạn của bệnh. Bệnh xơ gan có diễn biến phức tạp và có nhiều biến chứng nên việc điều trị của bệnh nhân được cân nhắc kỹ càng.

Biện pháp điều trị xơ gan theo nguyên nhân:

- Người bệnh cần ngưng uống rượu hoàn toàn nếu xơ gan do rượu, ngay cả những trường hợp bệnh nhân xơ gan không do rượu cũng cần ngưng uống rượu bia để tránh gây tổn thương tế bào gan.

- Nếu do nhiễm siêu vi: Nếu do nhiễm siêu vi người bệnh sẽ được sử dụng các thuốc kháng virus như Lamivudine, Adefovir, Entecavir, Tenofovir,...để kiểm soát virus cũng như giúp tăng cường chức năng của các tế bào gan. Việc sử dụng những thuốc này theo chỉ định không chỉ giúp kiểm soát virus mà còn làm chậm tiến trình xơ hóa gan.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cũng cần tuyệt đối tuân thủ điều trị cũng như không được lạm dụng thuốc, tránh tăng gánh nặng cho gan.


Tác giả: Phạm Thị Mai