Tổng hợp các thông tin về bệnh ung thư thanh quản bạn cần biết

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Tổng hợp các thông tin về bệnh ung thư thanh quản bạn cần biết
Ung thư thanh quản là loại ung thư hay gặp ở Việt Nam. Dưới đây là tổng hợp các thông tin về bệnh ung thư thanh quản bạn cần biết để việc điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao nhất nếu chẳng may mắc phải.

Ung thư thanh quản là một bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong các mô của thanh quản. Sử dụng các sản phẩm như thuốc lá và uống quá nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản.

1. Bệnh ung thư thanh quản là gì?

- Thanh quản là một phần của cổ họng, giữa gốc lưỡi và khí quản. Thanh quản chứa các dây thanh âm, chúng rung và tạo ra âm thanh khi không khí hướng vào. Âm thanh vang vọng qua hầu họng, miệng và mũi để tạo nên giọng nói.

- Có ba phần chính của thanh quản:

+  Trên thanh môn: Phần trên của thanh quản phía trên dây thanh âm, bao gồm cả biểu mô.

+  Thanh môn: Phần giữa của thanh quản nơi đặt dây thanh âm.

+  Dưới thanh môn: Phần dưới của thanh quản giữa dây thanh âm và khí quản.

- Bệnh ung thư thanh quản hình thành trong các mô của thanh quản (khu vực của cổ họng có chứa dây thanh âm). Thanh quản bao gồm trên thanh môn, thanh môn (dây thanh âm) và dưới thanh môn.

- Ung thư có thể lan đến các mô lân cận hoặc đến tuyến giáp, khí quản hoặc thực quản. Nó cũng có thể lan đến các hạch bạch huyết ở cổ, động mạch cảnh, phần trên của cột sống, ngực và đến các bộ phận khác của cơ thể.

- Hầu hết các bệnh ung thư thanh quản hình thành trong các tế bào vảy, các tế bào mỏng, phẳng lót bên trong thanh quản. Ung thư thanh quản là một loại ung thư đầu và cổ.

2. Nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản

- Bất cứ điều gì làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản đều được gọi là yếu tố rủi ro. Có một yếu tố nguy cơ mắc bệnh không có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư hay không có các yếu tố rủi ro không có nghĩa là bạn sẽ không bị ung thư. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu nghĩ rằng mình đang có nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản.

- Sử dụng các sản phẩm thuốc lá và uống quá nhiều rượu có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản.

3. Dấu hiệu của bệnh ung thư thanh quản

- Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư thanh quản bao gồm đau họng và đau tai.

- Những và các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể được gây ra bởi bệnh ung thư thanh quản hoặc do các điều kiện khác. 

- Kiểm tra với bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ điều sau đây:

+ Đau họng hoặc ho không hết.

+ Khó khăn hoặc đau khi nuốt.

+ Đau tai.

+ Một cục ở cổ hoặc cổ họng.

+ Có sự thay đổi hoặc khàn giọng trong giọng nói.

4. Các xét nghiệm kiểm tra họng và cổ được sử dụng để giúp phát hiện, chẩn đoán và bệnh ung thư thanh quản.

Các xét nghiệm và thủ tục sau đây có thể được sử dụng để phát hiện và chẩn đoán bệnh ung thư thanh quản:

Khám thực thể họng và cổ:

+ Để kiểm tra họng và cổ xem có khu vực bất thường không, bác sĩ sẽ kiểm tra miệng và cổ họng bằng một chiếc gương nhỏ cầm tay với ánh sáng chiếu vào. 

+ Điều này sẽ bao gồm kiểm tra bên trong má và môi, lợi, lưng, trên và dưới vòm miệng, đỉnh, đáy và hai bên của lưỡi, cổ họng. 

+ Cổ sẽ được kiểm tra liệu có hay không các hạch bạch huyết bị sưng. Thói quen sức khỏe và bệnh tật cũng như các phương pháp điều trị trước đây cũng sẽ được liệt kê.

Sinh thiết: 

+ Lấy mẫu tế bào hoặc mô để xem dưới kính hiển vi bởi một nhà nghiên cứu bệnh học. Việc này để kiểm tra các dấu hiệu ung thư. 

Nội soi thanh quản: 

Bác sĩ kiểm tra thanh quản bằng gương hoặc máy soi thanh quản để kiểm tra các khu vực bất thường. Máy soi thanh quản là một dụng cụ mỏng để xem bên trong cổ họng, có thể có một công cụ để lấy các mẫu mô. Những mẫu mô này được dùng để kiểm tra dưới kính hiển vi cho các dấu hiệu bệnh ung thư thanh quản.

Nội soi:

- Nội soi là một thủ tục để xem xét các cơ quan và mô bên trong cơ thể, chẳng hạn như cổ họng, thực quản và khí quản để kiểm tra các khu vực bất thường. Một ống nội soi được đưa vào qua một lỗ trên cơ thể, ví dụ như miệng. Một công cụ đặc biệt trên máy nội soi có thể được sử dụng để lấy các mẫu mô để xét nghiệm.

CT scan (CAT scan): 

- Các hình ảnh được thực hiện bởi một máy tính liên kết với một máy x-quang. Một loại thuốc màu có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống để giúp các cơ quan hoặc mô hiển thị rõ ràng hơn. 

- Thủ tục này cũng được gọi là chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cắt lớp trục máy tính.

MRI (chụp cộng hưởng từ): 

- Một thủ tục sử dụng nam châm, sóng vô tuyến và máy tính để tạo ra một loạt các hình ảnh chi tiết về các khu vực bên trong cơ thể. Thủ tục này còn được gọi là chụp cộng hưởng từ hạt nhân (NMRI).

Chụp PET (chụp cắt lớp phát xạ positron): 

- Một thủ tục để tìm các tế bào khối u ác tính trong cơ thể. Một lượng nhỏ glucose phóng xạ (đường) được tiêm vào tĩnh mạch. Máy quét PET xoay quanh cơ thể và tạo ra một bức tranh về nơi glucose đang được sử dụng trong cơ thể. Các tế bào khối u ác tính xuất hiện sáng hơn trong hình ảnh vì chúng hoạt động nhiều hơn và chiếm nhiều glucose hơn các tế bào bình thường.

Chụp PET-CT: 

- Đây là thủ tục kết hợp các hình ảnh từ chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) và chụp cắt lớp vi tính (CT). Quét PET và CT được thực hiện cùng lúc với cùng một máy. Các bản quét kết hợp cho hình ảnh chi tiết hơn về các khu vực bên trong cơ thể so với bản quét mang lại. 

- Chụp PET-CT có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán bệnh, chẳng hạn như ung thư, lên kế hoạch điều trị hoặc tìm hiểu cách điều trị hiệu quả.

Quét xương: 

- Quét xương để kiểm tra xem có các tế bào phân chia nhanh chóng hay không, chẳng hạn như tế bào ung thư, trong xương. Một lượng rất nhỏ chất phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch và đi qua dòng máu. Các chất phóng xạ thu thập trong xương bị ung thư và được phát hiện bởi một máy quét.

Uống barium: 

- Bệnh nhân uống một chất lỏng có chứa bari (hợp chất kim loại màu trắng bạc). Chất lỏng bao phủ thực quản và dạ dày, và chụp x-quang. 

5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng (cơ hội phục hồi) và lựa chọn điều trị

Tiên lượng (cơ hội phục hồi) phụ thuộc vào những điều sau đây:

- Giai đoạn của bệnh.

- Vị trí và kích thước của khối u.

- Các lớp của khối u.

- Tuổi, giới tính và sức khỏe chung của bệnh nhân, bao gồm cả việc bệnh nhân có bị thiếu máu hay không.

Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào những điều sau đây:

- Giai đoạn của bệnh.

- Vị trí và kích thước của khối u.

- Hút thuốc lá và uống rượu làm giảm hiệu quả điều trị bệnh ung thư thanh quản. Bệnh nhân ung thư thanh quản tiếp tục hút thuốc và uống rượu ít có khả năng được chữa khỏi và có nhiều khả năng phát triển khối u thứ hai. Sau khi điều trị bệnh ung thư thanh quản, việc theo dõi thường xuyên và cẩn thận là rất quan trọng.


Nguồn dịch: 

https://www.cancer.gov/types/head-and-neck/patient/adult/laryngeal-treatment-pdq

Tác giả: LPA