Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng theo giai đoạn

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng theo giai đoạn
Mỗi một giai đoạn bệnh khác nhau thì phương pháp điều trị ung thư vòm họng lựa chọn cũng khác nhau. Dưới đây là tổng hợp các phương pháp điều trị ung thư vòm họng theo giai đoạn: tiền ung thư, giai đoạn I, giai đoạn II, giai đoạn II và giai đoạn IV.

Liệu pháp điều trị ung thư vòm họng phụ thuộc vào mức độ phát triển của tế bào ung thư đang ở mức độ nào, tốc độ phát triển nhanh hay chậm,... Đa số các chuyên gia đều đồng ý rằng phương pháp điều trị ung thư vòm họng ở trẻ em có nhiều phần tương tự với ung thư vòm họng ở người lớn.

Cụ thể:

1. Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 0 (tiền ung thư) và giai đoạn I

Với giai đoạn này phương pháp điều trị thường được áp dụng là xạ trị nhắm mục tiêu là khối u. Mặc dù lúc này tế bào ung thư chưa lây lan tới các hạch bạch huyết, tuy nhiên với những hạch bạch huyết ở vị trí gần cổ thì cần được điều trị ngay bằng xạ trị phòng ngừa (dự phòng) hoặc áp dụng với những bệnh nhân phát hiện có tế bào ung thư phát triển trong hạch bạch huyết.

Thực tế thì có khá ít tế bào ung thư vòm họng trong các hạch bạch huyết bị lây lan ra nhưng nếu như không được điều trị bằng xạ trị thì chúng vẫn có thể tiếp tục phát triển và lan rộng.

2. Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn II, III, IVA, IVB

Vào lúc này những tế bào ung thư đã bắt đầu lây lan ra bên ngoài khu vực vòm họng tới khu vực các hạch bạch huyết ở cổ hoặc ở phía trên xương đòn.

Ở giai đoạn này bệnh nhân điều trị ung thư vòm họng sẽ được áp dụng phương pháp hoá trị liệu và xạ trị. Thuốc hoá trị thường được sử dụng là cisplatin, tuỳ từng trường hợp khác nhau mà bác sĩ chủ trị có thể sử dụng loại thuốc khác. Điều này thường được theo dõi bằng nhiều đợt hoá trị, thường xuyên nhất là sử dụng cisplatin cộng với 5-FU.

Hầu hết các nghiên cứu đã cho thấy rằng hoá trị liệu sẽ giúp người bệnh kéo dài được sự sống hơn là chỉ áp dụng xạ trị. Tuy vậy thì việc tiếp nhận các đợt hoá trị liệu trong điều trị ung thư vòm họng sẽ khiến bệnh nhân có thêm những tác dụng phụ.

Trong điều trị ung thư vòm họng ở giai đoạn II, III, IVa và IVb có thể bao gồm các điều trị khác như: hoá trị cảm ứng, hoá-xạ trị kết hợp hoặc cũng có thể chỉ cần hoá trị. Nếu như sau điều trị tế bào ung thư vẫn còn thì bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm phẫu thuật bóc tách hạch bạch huyết.

3. Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn IVC

Một số bệnh nhân bị chẩn đoán mắc ung thư vòm họng giai đoạn IVC - nghĩa là tế bào ung thư vòm họng đã lây lan xa hay còn gọi là giai đoạn di căn. Ở giai đoạn này các phương pháp điều trị ung thư vòm họng khó có thể giúp bệnh nhân chữa khỏi bệnh do tế bào di căn xa tới các cơ quan khác của cơ thể làm cho việc chữa trị trở nên khó khăn.

Phương pháp điều trị ung thư vòm họng cho giai đoạn này thông thường là hoá trị sử dụng cisplatin và một số loại thuốc khác. Lưu ý là:

- Nếu như sau hoá trị tế bào ung thư không có dấu hiệu hết thì xạ trị cũng được đưa vào áp dụng với mục đích cố gắng tiêu diệt bất kỳ tế bào nào còn sót lại.

- Nếu như dấu hiệu ung thư còn sót lại sau đợt hoá trị ban đầu thì bệnh nhân có thể được chỉ định áp dụng một chế độ hoá trị trong điều trị ung thư vòm họng khác với các loại thuốc khác nhau có thể được thử, ví dụ như hoá trị cộng với thuốc nhắm mục tiêu cetuximab.

4. Ung thư vòm họng tái phát

Ung thư được gọi là tái phát khi nó quay trở lại sau quá trình điều trị. Tái phát ở đây có thể là cục bộ (ở trong hoặc gần với nơi khởi phát) hoặc xa (lan tới các cơ quan như phổi hoặc xương). Nếu như bệnh ung thư vòm họng tái phát sau điều trị thì phương pháp điều trị ung thư vòm họng bạn có thể lựa chọn cần phụ thuộc và vị trí cũng như mức độ diễn biến của bệnh cũng như liệu pháp điều trị nào được áp dụng cho lần đầu tiên và sức khoẻ tổng thể của bản thân cho việc tiếp nhận điều trị.

Một điều quan trọng mà người bệnh nên nhớ đó là mục đích của bất cứ phương pháp điều trị nào cũng là cố gắng chữa khỏi ung thư và làm chậm sự phát triển cũng như giảm thiểu những dấu hiệu tốt nhất có thể để giảm nguy cơ tử vong và những yếu tố nguy cơ.

Một vài khối u vòm họng khi tái phát có thể được xử lý bằng phương pháp phẫu thuật qua mũi (hay còn gọi là endoscopic skull base surgery - phẫu thuật nền sọ nội soi).

Trong trường hợp ung thư vòm họng tái phát và phát hiện thấy tế bào ung thư xuất hiện ở các hạch bạch huyết ở vùng cổ thì bệnh nhân có thể được chỉ định làm xạ trị - tuy nhiên thì phương pháp này cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Nếu như trong lần xạ trị đầu tiên không đem lại kết quả thì phẫu thuật bóc tách hạch cổ có thể được áp dụng thay thế.

Với những bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư vòm họng tái phát dạng di căn xa thì phương pháp hoá trị liệu có thể sẽ được áp dụng. 

Nguồn dịch: https://www.cancer.org/cancer/nasopharyngeal-cancer/treating/by-stage.html




Tác giả: Kim Phụng