Tổng hợp các phương pháp điều trị ung thư phổi di căn (ung thư phổi giai đoạn cuối)

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Tổng hợp các phương pháp điều trị ung thư phổi di căn (ung thư phổi giai đoạn cuối)
Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không? Các phương pháp nào được chỉ định cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối và ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu là những vấn đề được nhiều người quan tâm

1. Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?

Bước vào giai đoạn cuối hay còn gọi là ung thư phổi di căn thì việc quan tâm đến ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu mà cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nên tích cực phối hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ và có chế độ ăn uống ngủ nghỉ hợp lý để có hiệu quả tốt nhất.

2. Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối

2.1. Thuốc điều trị đích

Điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối bằng thuốc điều trị đích là phương pháp điều trị nhắm vào các đột biến gây ung thư, chẳng hạn như EGFR, ALK, ROS1, BRAF, KRAS. Thuốc điều trị đích hay còn được gọi là targeted therapy.

Theo thống kê có khoảng 20% người bệnh mắc ung thư phổi dạng tiến triển có mang 1 trong 5 loại đột biến kể trên vì thế mà việc thực hiện sinh thiết ung thư phổi sẽ có tác dụng kiểm tra gen đột biến, từ đó điều trị nhắm đích để đạt hiệu quả tốt hơn.

Nếu có một trong những đột biến này, ung thư phổi tiến triển sẽ rất nhạy và có khả năng đáp ứng tốt với các loại thuốc như:

- Thuốc Iressa (gefitinib): Thuốc nhắm vào đột biến EGFR

Thuốc Xalkori (crizotinib): Thuốc nhắm vào các đột biến ALK và ROS1

Tóm lại, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối nếu mang một trong 5 loại đột biến kể trên là có để đáp ứng đủ điều kiện dùng thuốc điều trị đích. Khả năng điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối bằng liệu pháp này cao hơn 2 lần so với những bệnh nhân không mang gen đột biến kể trên.

2.2. Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi hiện nay là một liệu pháp mới nhất.

Mới đây theo tin tức từ bệnh viện K cho biết : "Ngày 8/10 các bác sĩ Bệnh viện K (Hà Nội) cho biết,  bệnh nhân Việt Nam tham gia thử nghiệm lâm sàng với các thuốc miễn dịch từ 3-4 năm trước. Thuốc chính thức được áp dụng trong điều trị vào cuối năm 2017. Cơ chế của nó là dùng thuốc kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể để tấn công tế bào ung thư. Tại Bệnh viện K đến nay đã có 30-50 bệnh nhân điều trị theo liệu pháp này.

Trong đó, một bệnh nhân bị ung thư hắc tố vào viện trong tình trạng không đi lại, tổn thương di căn xương lan tràn và phần mềm dưới da. Sau khi được điều trị bằng thuốc miễn dịch khối u tan nhanh, u ở dưới da biến mất, tổn thương xương đỡ đi nhiều, bệnh nhân đi lại được. Người bệnh vẫn tiếp tục liệu pháp điều trị này song 8 tháng sau bệnh tái phát." - Vietnamnet đưa tin.

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối được hoạt động theo cơ chế ức chế phân tử mà những tế bào ung thư phổi dùng để "trốn" khỏi hoạt động của hệ miễn dịch. Lúc này hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để có thể nhận biết đồng thời tiêu diệt tế bào ung thư phổi một cách hiệu quả.

Điều kiện áp dụng phương pháp này đó là bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn cuối phải thực hiện xét nghiệm kiểm tra xem có những dấu chuẩn PD-L1 hay không. Theo báo cáo thì có khoảng 30 -40% người bệnh có mang dấu này (dương tính) có thể sử dụng thuốc miễn dịch Opdivo (nivolumab) và Keytruda (pembrolizumab) trong điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối.

2.3. Hóa trị

Với hoá trị, một số phác đồ hoá trị điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ được đưa ra để dành cho những bệnh nhân không đáp ứng được điều kiện sử dụng hai phương pháp trên.

Về đánh giá hiệu quả, khoảng 20–25% bệnh nhân điều trị bằng hóa trị cho thấy đáp ứng một phần. Tổn thương do ung thư hay bán kính dài nhất ở khối u cũng giảm ở 30% bệnh nhân.

2.4. Liệu pháp điều trị kết hợp

Theo như phác đồ điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối thì các bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh áp dụng nhiều liệu pháp điều trị khác nhau hoặc kết hợp các loại thuốc để tăng hiệu quả chữa trị. Ví dụ 2 thuốc miễn dịch hoặc hóa trị có thể kết hợp với nhau, dùng liệu pháp miễn dịch sau hóa trị, xạ trị…


Tác giả: Phạm Thanh