Mỗi loại vitamin sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau. Nhưng nhìn chung, sự thiếu hụt vitamin có thể nhận biết bằng các dấu hiệu sau:
- Khô, nứt nẻ và bong tróc.
- Các tổn thương trên da lâu lành.
- Xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân.
- Dễ chảy máu, dù chỉ là vết xước nhỏ trên da.
- Màu trắng đục, không trong.
- Giòn, dễ gãy.
- Mềm.
- Xuất hiện các vạch hoặc đốm trắng.
- Móng yếu, không cải thiện dù đã sử dụng các sản phẩm dưỡng móng.
- Rụng nhiều.
- Khô xơ, chẻ ngọn, dễ gãy.
- Bạc sớm.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi không rõ lý do, thiếu năng lượng.
- Khó tập trung.
- Lãnh cảm, có dấu hiệu bị trầm cảm,
- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
Thiếu vitamin A có thể gây ra bệnh mắt đỏ (quáng gà), khả năng nhìn trong tối bị giảm. Nếu tình trạng thiếu vitamin A không được cải thiện có thể dẫn đến mù vĩnh viễn
- Dấu hiệu thiếu vitamin B1 (thiamine): Giảm cân, rối loạn cảm xúc, suy giảm cảm giác, yếu và đau ở chân tay và thời gian nhịp tim không đều. Thiếu hụt lâu dài có thể đe dọa tính mạng.
- Vitamin B2 (riboflavin): Đỏ lưỡi, đau họng, môi khô và nứt nẻ, viêm loét khóe miệng. Ngoài ra, dấu hiệu thiếu vitamin B2 còn thể hiện ở mắt, bao gồm ngứa, đỏ, chảy nước mắt và mắt nhạy cảm với ánh sáng.
- Vitamin B3 (niacin): Gây bệnh nấm và viêm da ở những khu vực da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời như cổ và mu bàn tay.
- Vitamin B5 (axit pantothenic): Các dấu hiệu thiếu vitamin B5 chủ yếu tác động lên hệ thần kinh, gây khó chịu, mệt mỏi, khó tập trung.
- Vitamin B7 (biotin): Tóc và móng yếu, khô, giòn, dễ gãy.
- Vitamin B9 (folate): Gây dị tật ống thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng não bộ.
- Vitamin B12: Dấu hiệu thiếu vitamin B12 thường trùng lặp với các dấu hiệu thiếu máu như da xanh xao, hoa mắt, chóng mặt. Bới thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu ác tính.
Vitamin C rất giàu trong trái cây và rau quả tươi, do vậy tình trạng thiếu vitamin C rất hiếm khi xảy ra.
- Thiếu vitamin C gây suy nhược cơ thể, giảm cân, đau nhức.
- Dấu hiệu thiếu vitamin C kéo dài bao gồm chảy máu chân răng, chảy máu cam, da dễ chảy máu, bệnh nướu nghiêm trọng, các mô liên kết bị lỏng lẻo và suy yếu.
Vì vitamin D không thường có trong thức ăn, nên mọi người dễ bị thiếu vitamin D nếu sống trong môi trường thiếu ánh nắng mặt trời.
Thiếu vitamin D là một nguyên nhân gây ra bệnh còi xương. Các dấu hiệu thiếu vitamin D khác bao gồm: mất ngủ, trầm cảm, rụng tóc, suy giảm chức năng miễn dịch, yếu cơ, co giật.
Tình trạng thiếu vitamin E rất hiếm khi xảy ra, bởi đa số các thực phẩm ăn hàng ngày rất giàu vitamin E. Cơ thể thiếu vitamin E thường là do có bất thường trong việc hấp thụ hoặc chuyển hóa chất béo trong chế độ ăn uống.
Dấu hiệu thiếu vitamin E thường thấy là bất thường chức năng não, mắc bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể, da và tóc bị khô.
Thiếu vitamin K hiếm khi xảy ra vì chế độ ăn uống kém, mà thường là kết quả của các bệnh kém hấp thu chất béo.
Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin K bao gồm: dễ bị bầm tím, chảy máu nướu, chảy máu cam, chảy máu kinh nguyệt nặng ở phụ nữ.
Những triệu chứng liệt kê trên đây không nên được sử dụng để tự chẩn đoán và điều trị tại nhà. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu thiếu vitamin nào, hãy thảo luận với bác sĩ để được khám và xét nghiệm, đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của bạn.
Nguồn dịch: https://en.wikipedia.org/wiki/Vitamin_deficiency