Khi thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta dễ mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, ho, sổ mũi… Trong đó, bệnh cảm lạnh thường dễ bị nhầm tưởng với nhiều bệnh khác khiến người bệnh khó khăn trong việc điều trị dứt điểm. Vậy thế nào là bệnh cảm lạnh, các dấu hiệu nhận biết bệnh cảm lạnh là gì?
Cảm lạnh là bệnh lý do nhiễm virus ở họng và mũi. Bệnh phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa. Cảm lạnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho sức khỏe, nếu không điều trị kịp có thể biến chứng ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây các bệnh mãn tính.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh cảm lạnh thường xuất hiện sau khoảng 1-3 ngày sau khi các virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể. Mỗi cơ thể con người lại có một dấu hiệu bệnh khác nhau. Trong đó gồm một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
- Có dấu hiệu viêm họng, rát họng
- Ho, hắt xì liên tục
- Đau đầu nhẹ
- Sốt nhẹ
- Cảm thấy mệt mỏi, khó chịu
Các dấu hiệu nhận biết bệnh cảm lạnh trên thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như cảm cúm, viêm mũi dị ứng... Vì thế, bạn nên chú ý phân biệt các loại bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh cảm lạnh có thể tự khỏi nếu có cách chăm sóc tốt. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết bệnh cảm lạnh nặng, cần đi bác sĩ ngay là:
- Có thể sốt kéo dài, sốt cao hơn 38,5 độ
- Khó thở, thở khò khè, hơi thở nóng
- Họng đau và rát nhiều
- Đau đầu dữ dội
- Các triệu chứng bệnh kéo dài và không cải thiện
- Rối loạn ý thức, đau tai
Hiểu được nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh sẽ giúp bạn hạn chế, phòng ngừa và phát hiện kịp thời các dấu hiệu nhận biết bệnh cảm lạnh. Bệnh cảm lạnh xảy ra do nhiều loại virus khác nhau trong đó nguyên nhân phổ biến là do virus rhinoviruses.
Các loại virus cảm lạnh tấn công vào cơ thể qua mũi, mắt, miệng, các giọt nước do lây lan từ người bệnh như nói, ho, hắt hơi. Bệnh cảm lạnh cũng có thể xảy ra khi người bình thường dùng chung đồ với người bệnh như đồ chơi, khăn, các loại vật dụng khác.
Cảm lạnh là một bệnh lý cực kỳ phổ biến, bệnh có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào. Trong đó, đối với trẻ em thường gặp nhất ở những trẻ dưới 6 tuổi. Đối với người lớn như bà bầu thường rất dễ gặp. Trong đó, một số yếu tố nguy cơ dễ khiến bạn mắc cảm lạnh gồm:
Yếu tố tuổi tác: trẻ em thường dễ mắc bệnh cảm lạnh lớn nhất, đặc biệt với những trẻ dưới 6 tuổi
Do hệ miễn dịch: những người có hệ miễn dịch suy yếu đặc biệt đang mắc các bệnh mạn tính rất dễ mắc phải cảm lạnh.
Do yếu tố thời gian: bệnh cảm lạnh thường gặp nhất vào mùa đông và mùa thu, khi thời tiết giao mùa từ nóng sang lạnh. Tuy nhiên, bệnh cảm lạnh vẫn có thể gặp ở bất cứ mùa nào trong năm, vì thế không nên chủ quan.
Do hút thuốc: những người hút thuốc thường có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh cao hơn nhiều so với những người không hút thuốc.
Môi trường: nếu môi trường bạn tiếp xúc có nhiều người có dấu hiệu nhận biết bệnh cảm lạnh rõ rệt thì bạn cũng có khả năng cao nhiễm virus cảm lạnh.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh cảm lạnh, hãy chú ý để phát hiện kịp thời, phân biệt với các bệnh lý nguy hiểm để tránh chủ quan trong quá trình khám và điều trị. Gặp bác sĩ ngay nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường.