Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ

Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ
Dịch đau mắt đỏ xuất hiện ở trẻ em hiện nay khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ giúp mọi người có những kiến thức nhất định để bảo đảm sức khoẻ cho các bé trong mùa dịch này.

Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Với những triệu chứng điển hình như đỏ mắt, chảy nước mắt. Việc trang bị đầy đủ các kiến thức về bệnh giúp phụ huynh có thể phòng tránh và kịp thời nhận biết khi trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh để điều trị kịp thời.

Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi thường gặp về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ:

1. Các triệu chứng của đau mắt đỏ ở trẻ em là gì?

Khi trẻ bị đau mắt đỏ có thể xuất hiện những triệu chứng như sau:

- Một hoặc cả hai mắt đỏ hoặc hồng.

- Sưng một hoặc ở cả 2 mí mắt và chảy nước mắt.

- Chảy dịch vàng hoặc hơi xanh từ mắt. Những dịch này khô lại gây khó mở mắt, đặc biệt là sau khi ngủ dậy.

- Trẻ bị sợ ánh sáng chói và có cảm giác sạn ở trong mắt.

- Ngứa mắt khiến trẻ phải dụi mắt nhiều. Đôi khi có thể bị ngứa hoặc chảy nước mũi và hắt hơi.

2. Đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ có những loại nào?

Đau mắt đỏ là một tình trạng bệnh vô cùng phổ biến và là do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhiều trường hợp bệnh do virus gây ra và không cần dùng đến kháng sinh để điều trị. Có 3 loại bệnh đau mắt đỏ được phân biệt như sau:

Sự khác nhau giữa mắt bình thường và đau mắt đỏ do vi khuẩn, virus và dj ứng theo thứ tự từ trái sang phải (Ảnh: Internet)

Sự khác nhau giữa mắt bình thường và đau mắt đỏ do vi khuẩn, virus và dị ứng theo thứ tự từ trái sang phải (Ảnh: Internet)

- Đau mắt đỏ do virus là loại bệnh phổ biến nhất. Những triệu chứng có thể bao gồm chảy nước mắt và thường xuất hiện cùng với cảm lạnh, cúm hoặc đau họng. Thường thì khi mắc bệnh, mí mắt bị đóng vảy sau khi ngủ dậy. Tuy nhiên sau khi lau sạch lớp vảy thì dịch tiết không xuất hiện lại.

- Đau mắt đỏ do dị ứng thường gặp ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Các triệu chứng bao gồm ngứa mắt, sưng mí mắt và chảy nước mũi hoặc ngứa.

- Đau mắt đỏ do vi khuẩn. Khi mắc bệnh này, trẻ sẽ gặp các triệu chứng bao gồm mắt hoặc mắt đỏ và tiết dịch đặc ở mắt, thường có màu vàng xanh và kéo dài cả ngày. Mắt sẽ khó mở khi thức dậy do dịch nhưng không giống như đau mắt đỏ do virus, khi bạn lau sạch lớp vảy, dịch tiết màu vàng xanh sẽ xuất hiện trở lại trong vòng vài phút.

3. Cần làm gì khi trẻ bị đau mắt đỏ do virus?

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng đối với bệnh đau mắt đỏ do virus gây ra. Thậm chí nó còn có thể làm cho tình trạng đỏ và chảy dịch mắt ở trẻ trở nên tồi tệ hơn. Trong trường hợp này, phụ huynh có thể đắp một miếng gạc thấm nước ấm sạch lên mắt trẻ để giúp làm dịu những triệu chứng khó chịu.

Thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý natri clorid 0.9% để vệ sinh mắt cho trẻ bị đau mắt đỏ (Ảnh: Internet)

Thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý natri clorid 0.9% để vệ sinh mắt cho trẻ bị đau mắt đỏ (Ảnh: Internet)

Ngoài ra phụ huynh cũng có thể sử dụng nước mắt nhân tạo làm mát dược bán ở các tiêm thuốc để làm giảm các triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên không nên lạm dụng chúng vì có thể dẫn đến kích ứng nếu sử dụng quá mức cho phép.

4. Cần làm gì khi trẻ bị đau mắt đỏ do vi khuẩn?

Kháng sinh không nhất thiết phải dùng kể cả khi bé bị đau mắt đỏ do vi khuẩn. Với những trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn nhẹ có thể tự khỏi trong vòng 10 ngày mà không cần điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn.

Bên cạnh đó, những trường hợp đau mắt đỏ thông thường phụ huynh cũng không cần đến cấp cứu hoặc vào những ngày cuối tuần. Tuy nhiên vẫn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và kê các loại thuốc nhỏ mắt nếu cần. Cha mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ về thời điểm nên và không nên sử dụng kháng sinh đối với bệnh đau mắt đỏ ở trẻ.

5. Khi nào trẻ cần được đến phòng cấp cứu và điều trị y tế khẩn cấp?

Nếu trẻ đang gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, các bậc phụ huynh cần ngay lập tức đưa trẻ đến phòng cấp cứu để được chăm sóc y tế khẩn cấp:

- Đau, nhức mắt nghiêm trọng.

- Trẻ không thể mở mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.

- Nhìn mờ hoặc không thể nhìn rõ.

- Trẻ có tiền sử chấn thương mắt gần đây hoặc có tiền sử phẫu thuật mắt,

- Có tình trạng sưng và đỏ đáng kể xung quanh mắt.

=>> Đọc thêm hướng dẫn chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ qua bài viết: Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ như thế nào mới đúng cách?

Mi mắt sưng và nhiều dịch tiết dính chặt khiến bé không mở được mắt (Ảnh: Internet)

Mi mắt sưng và nhiều dịch tiết dính chặt khiến bé không mở được mắt (Ảnh: Internet)

6. Kinh nghiệm để trẻ nhanh khỏi bệnh đau mắt đỏ

Có một số lưu ý phụ huynh cần làm để trẻ có thể nhanh chóng khỏi bệnh đau mắt đỏ hơn bao gồm:

- Ngay khi phát hiện có dấu hiệu đau mắt đỏ, hãy lấy bông sạch nhúng nước ấm lau sạch sau đó đưa trẻ đi khám bệnh để được chẩn đoán đúng và có phương pháp điều trị thích hợp.

- Tuân thủ đúng theo hướng dẫn như uống thuốc và nhỏ mắt theo sự chỉ định của bác sĩ.

- Vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9% sau mỗi 2 giờ. Đặc biệt không được để trẻ dụi mắt vì sẽ gây tổn thương mắt cũng như gây nhiễm trùng cho mắt.

- Nên dỗ dành bé để người lớn chăm sóc. Cho bé nghỉ 3 ngày theo như khuyến cáo của nhà trường.

- Tăng cường cho bé uống nước cam và ăn sữa chua để đảm bảo vitamin.

7. Nhìn có lây bệnh đau mắt đỏ cho trẻ nhỏ?

Bệnh đau mắt đỏ do virus hoặc vi khuẩn gây nên, được biểu hiện bằng mắt đỏ và có ghèn. Cách lây truyền bệnh thường gặp là qua nước mắt có chứa virus hay qua vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, điện thoại, khăn,… hoặc cũng có thể lây lan qua nước bị nhiễm khuẩn như nước hồ bơi. Chính vì vậy, nhìn nhau không lây bệnh đau mắt đỏ.

Nguồn tham khảo: https://www.oakleafclinics.com/news.phtml/E64F71EC/pink_eye_conjunctivitis_faq/

https://what0-18.nhs.uk/professionals/pharmacists/safety-netting-documents-parents/conjunctivitis-children-advice-sheet

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=conjunctivitis-in-children-90-P02078


Tác giả: Anh Dũng