Giác mạc là lớp thủy dịch trong suốt nằm ngoài cùng của nhãn cầu, nó đóng vai trò quan trọng như tấm chắn bảo vệ đồng thời kết hợp với thủy tinh thể, đồng tử tập trung ánh sáng nhìn từ hình ảnh được truyền đến võng mạc bên trong nhãn cầu.
Các vấn đề trầy xước ở giác mạc có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào trong hoạt động thường ngày như vận động, đi đường, khi sửa chữa hoặc chỉ vô tình chạm mạnh vào giác mạc.
Thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng xước giác mạc. Nhưng nguyên nhân chính khiến tình trạng xước giác mạc xảy ra do dị vật bay hoặc bám vào mắt.
Những dị vật có thể bám vào mắt và gây tổn thương đến giác mạc, xước giác mạc như: hạt bụi, hạt cám,... Thậm chí khói thuốc lá hay thói quen đeo kính sát tròng trong thời gian dài, việc chà xát mắt hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể gây ra tình trạng xước giác mạc.
Ngoài ra, khả năng bị trầy xước giác mạc hoặc các dị vật bay vào mắt sẽ tăng cao nếu đeo kính áp tròng, khi làm việc trong các môi trường chứa nhiều khói bụi như xưởng gỗ, xưởng dệt may,... mà không sử dụng kính bảo hộ. Khi sống trong môi trường ô nhiễm.
Thậm chí, nhiều trường hợp vẫn có thể bị xước giác mạc ngay trong các hoạt động thường nhật hàng ngày như: chơi các môn thể thao bóng rổ, bóng đá, đi đường, vô tình chạm tay lên giác mạc. Giác mạc còn bị tổn thương bởi hóa chất, chất tẩy rửa trong gia đình khi vô tình bị bắn vào mắt.
Khi bệnh nhân bị trầy xước giác mạc, cần lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện để kịp thời được bác sĩ thăm khám.
Các bước nên thực hiện ngay sau khi bị xước giác mạc:
- Nhanh chóng lấy nước sạch hoặc nước muối sinh lý đổ đầy cốc hoặc một chiếc li sạch, nhỏ và đặt tì cốc vào xương nền hốc mắt sau đó chớp mắt nhiều lần để dị vật bay vào mắt bị trôi ra theo làn nước.
- Trường hợp bị trầy xước ở mắt nơi không có nước muối bạn có thể cho vòi nước ấm chảy qua mắt hoặc để bắn vào mắt rồi rửa mặt làm trôi dị vật.
- Thực hiện sơ cứu xong, mắt có cảm giác đỡ cộm, đỡ đau thì nên tra thuốc mỡ kháng sinh cho mắt và băng bó mắt kín lại. Việc sử dụng kháng sinh mỡ giúp làm liền vết xước giác mạc.
Lưu ý khi thực hiện sơ cứu mắt:
- Sau khi tra thuốc mỡ mà mắt vẫn chưa đỡ, tình trạng mắt khó mở, đau xót và chảy nước mắt giàn giụa vẫn diễn ra hay đau chói thì bạn cần lập tức đến bệnh viện để kiểm tra mắt của mình. Trong trường hợp nặng tổn thương mắt không đơn giản là trầy xước giác mạc mà có thể xảy ra những trường hợp nặng hơn.
- Tuyệt đối tránh dụi mắt nếu trong mắt có dị vật vì có thể tổn thương mắt và dị vật làm trầy xước giác mạc của mắt. Tránh đụng, chạm hoặc ấn vào mắt vì dị vật có thể gây xước giác mạc nặng hơn.
- Không đụng vào nhãn cầu bằng bông, gạc, nhíp hay bất cứ dụng cụ nào vì hành vi này có thể làm vết trầy xước giác mạc trở nên trầm trọng hơn.
Đối với những trường hợp bị xước giác mạc nhẹ thường có thể tự khỏi trong vòng 24h đến 48h.
Để điều trị xước giác mạc, bác sĩ sẽ khám mắt và đưa ra đánh giá về tổn thương của mắt xem mắt có vật lạ nằm dưới mi mắt hay không.
Bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc nhuộm màu vàng cam phết lên mắt giúp bác sĩ nhìn rõ hơn vết trầy xước. Sau khi kiểm tra kỹ tình trạng tổn thương giác mạc bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt.
Đa số các vết thương về trầy xước giác mạc đều có thể tự lành từ 1 đến 3 ngày.
Lưu ý đối với người sử dụng kính áp tròng cần thận trọng vì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao và cao hơn những người khác. Bác sĩ có thể sẽ đưa ra lời khuyên rằng bạn nên ngưng đeo kính áp tròng vài ngày đặc biệt khi đang điều trị vết xước với thuốc nhỏ mắt.