Tỏi mọc mầm có ăn được không? Những lưu ý khi ăn tỏi mọc mầm

Tỏi mọc mầm có ăn được không? Những lưu ý khi ăn tỏi mọc mầm
Tỏi là loại gia vị quen thuộc và có nhiều lợi ích tuyệt vời với sức khỏe. Tuy nhiên, rất nhiều người băn khoăn tỏi mọc mầm có ăn được không. Cùng giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

Tỏi là một trong những loại gia vị phổ biến, có mặt ở hầu hết gian bếp của các gia đình. Không chỉ giúp thức ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn, tỏi còn được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh. Nhưng khi để trong thời gian dài, đặc biệt trong điều kiện ẩm ướt, tỏi rất dễ mọc mầm. Vậy tỏi mọc mầm ăn được không?

Rất nhiều người cho rằng tỏi mọc mầm chứa nhiều độc tố, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Vậy thực hư quan niệm này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin về tỏi mọc mầm sau đây.

1. Tỏi mọc mầm có ăn được không?

Bảo quản trong thời gian dài và ở điều kiện độ ẩm cao, tỏi rất dễ mọc mầm. Lúc này, nhiều người e ngại không biết tỏi mọc mầm có độc không. Thông thường, những loại củ khi mọc mầm, đặc biệt là củ khoai tây, sẽ tạo ra nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe.

Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi mọc mầm không những không gây độc tố mà còn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe con người.

Cụ thể, tỏi mọc mầm có lợi hơn rất nhiều so với tỏi thông thường. Tỏi mọc mầm không những cung cấp cho cơ thể con người các vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm cùng với chất chống oxy hóa và enzyme,... mà còn giúp chống lại tổn thương do gốc tự do, hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư nhất định.

Từ đó, giúp làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám mạch máu, bảo vệ tim mạch hiệu quả.

Tỏi mọc mầm không phải là tỏi hỏng mà là tỏi già. Vì thế, các bà nội trợ có thể hoàn toàn yên tâm khi dùng tỏi mọc mầm làm gia vị khi chế biến món ăn cho cả gia đình.

Tỏi mọc mầm có ăn được không? Những lưu ý khi ăn tỏi mọc mầm - Ảnh 1.

Tỏi mọc mầm có lợi cho sức khỏe con người - Ảnh Internet.

Đọc thêm:

- 6 tác dụng của tỏi đen: Phòng ngừa ung thư và nhiều tác dụng bất ngờ với sức khỏe

- Mách bạn cách chữa cảm cúm bằng tỏi hiệu quả nhanh

2. Những lợi ích của tỏi mọc mầm với sức khỏe

2.1. Ăn tỏi mọc mầm giúp chống ung thư

Một trong những lợi ích to lớn của tỏi mọc mầm ít người ngờ tới chính là khả năng chống lại căn bệnh ung thư đáng sợ. Theo đó, quá trình nảy mầm trong tỏi kích thích sản sinh chất phytochemical. Chất phytochemical là một chất có khả năng ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư và ức chế hoạt động của các chất gây ung thư trong cơ thể.

Không chỉ vậy, tỏi còn là loại gia vị sản xuất ra một lượng lớn các chất chống gốc tự do, góp phần kiểm soát nguy cơ ung thư từ đầu nguồn. Vì thế, chị em không nên loại bỏ tỏi mọc mầm trong khi chế biến món ăn.

2.2. Tác dụng của tỏi mọc mầm trong việc tăng cường hệ miễn dịch

Tỏi mọc mầm có ăn được không? Không những tỏi mọc mầm hoàn toàn có thể ăn được mà ăn tỏi mọc mầm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Các nghiên cứu cho biết tỏi mọc mầm là một phương thuốc hữu hiệu đối với người hay bị cảm lạnh, ho hoặc nhiễm trùng. Mầm tỏi, đặc biệt là loại mầm đã mọc 5 ngày cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, giúp tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng tế bào. Các chất chống oxy hóa có trong tỏi mọc mầm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

2.3. Tỏi mọc mầm có tác dụng bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ

Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng những củ tỏi đã mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống oxy hóa tốt cho tim mạch và hoạt tính này còn cao hơn tỏi tươi. Tỏi mọc mầm có tác dụng đẩy mạnh hoạt động của enzyme, ngăn chặn các hoạt động dẫn tới sự hình thành mảng bám – tác nhân gây tắc nghẽn tim. Nhờ vậy, ăn tỏi mọc mầm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim nguy hiểm.

Không những vậy, tỏi mọc mầm còn cung cấp lượng lớn chất ajoene – chất ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông. Chất nitrit có trong tỏi cũng có tác dụng làm giãn nở động mạch. Cả hai chất này có trong tỏi mọc mầm khi hoạt động song song sẽ giúp chống lại sự hình thành các cơn đột quỵ, từ đó giúp ngăn ngừa đột quỵ.

Tỏi mọc mầm có ăn được không? Những lưu ý khi ăn tỏi mọc mầm - Ảnh 2.

Tỏi mọc mầm giúp bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa chứng đột quỵ - Ảnh Internet.

2.4. Tỏi mọc mầm giúp chống lão hóa

Thực phẩm nào giúp chống lão hóa? Câu trả lời không nên bỏ qua chính là tỏi mọc mầm. Nguyên nhân là vì chất chống oxy hóa có trong tỏi mọc mầm có khả năng ngăn ngừa lão hóa sớm bằng các loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể.

Hơn nữa, các chất chống oxy hóa còn có tác dụng giúp ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn, đồng thời giảm thiểu sự suy thoái của các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, muốn làm chậm quá trình lão hóa, hãy ăn tỏi mọc mầm.

Như vậy, tỏi mọc mầm chứa nhiều dưỡng chất và không có hại như mọi người vẫn thường nghĩ. Không những không có hại, tỏi mọc mầm còn có nhiều lợi ích sức khỏe như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, cần lưu ý trong các bữa ăn hằng ngày, tỏi chỉ là một loại gia vị chứ không phải nguồn chất chống oxy hóa đáng kể để nuôi dưỡng cơ thể. Vì vậy, tốt nhất các gia đình không nên cố tình để tỏi mọc mầm mới ăn.

3. Những lưu ý khi ăn tỏi mọc mầm

Dù có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe nhưng khi ăn tỏi mọc mầm cần lưu ý những vấn đề sau đây:

- Loại bỏ phần đen ở đầu tỏi vì đó là dấu hiệu của tỏi bắt đầu hỏng do nấm mốc và vi khuẩn.

- Không nên lạm dụng tỏi, vì ăn tỏi quá nhiều có thể khiến dạ dày dễ bị kích thích trực tiếp, đồng thời chất allicin trong tỏi có thể gây ra chứng loãng má. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi (10g).

- Không nên ăn tỏi khi bụng đang đói vì có thể gây ra các cảm giác khó chịu như đầy bụng, buồn nôn....

- Người có thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi.

- Khi chế biến, nên loại bỏ phần vỏ xanh của tỏi mọc mầm vì nó có vị mạnh và cực kỳ đắng.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi tỏi mọc mầm có ăn được không. Cần lưu ý, dù có nhiều lợi ích tuyệt vời với sức khỏe nhưng không nên cố tình để tỏi mọc mầm mới làm gia vị chế biến món ăn. Ngoài ra, không lạm dụng tỏi mọc mầm mà cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, giúp cơ thể khỏe mạnh.


Tác giả: Ngọc Điệp