Toát mồ hôi khi ngủ là hiện tượng cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi vào ban đêm trong lúc đang ngủ, cơ thể không hề có những hoạt động mạnh mà vẫn đổ mồ hôi đầu, tay và chân. Vậy toát mồ hôi khi ngủ là do đâu? Có nguy hiểm không? Cùng đọc những thông tin dưới đây để giải đáp cho những câu hỏi này.
Bên cạnh những nguyên nhân thời tiết quá nắng nóng, không gian ngủ bị bí, không thoáng đãng, đắp nhiều chăn..., toát mồ hôi khi ngủ còn do những nguyên nhân khác, phản ánh tình trạng sức khỏe của người bệnh. Cụ thể, nguyên nhân của hiện tượng toát mồ hôi khi ngủ là:
- Rối loạn thần kinh thực vật: Rối loạn thần kinh thực vật gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi thất thường khiến người bệnh bị toát mồ hôi khi ngủ.
- Phong thấp: Theo y học cổ truyền, chứng phong thấp gây ra tình trạng đổ mồ hôi ở tay và chân khi ngủ. Phong thấp khiến những đường dẫn khí ra hệ thống thần kinh ở phần tay và chân bị rối loạn hoặc tắc nghẽn dẫn đến mồ hôi liên tục toát ra ngoài.
- Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh: Toát mồ hôi khi ngủ ở những nữ giới trong độ tuổi trung niên khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh là do sự tụt giảm nội tiết tố estrogen của nữ.
Đọc thêm bài viết:
Đổ mồ hôi quá nhiều: Nguyên nhân và biện pháp điều trị, phòng tránh
Đổ mồ hôi tay là bệnh gì? Cách trị mồ hôi tay đơn giản tại nhà
- Tác dụng phụ của thuốc: Nếu người bệnh đang sử dụng các loại thuốc có tác dụng chống trầm cảm, hạ sốt, giảm đau, các loại kháng sinh,… thì toát mồ hôi khi ngủ có thể là tác dụng phụ của những loại thuốc này
- Hạ đường huyết: Người bị hạ đường huyết hay đường huyết thấp cũng có thể bị toát mồ hôi khi ngủ khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường.
- Ung thư: Bệnh nhân mắc ung thư máu thể lymphoma – một dạng ung thư bạch cầu ác tính cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng toát mồ hôi khi ngủ.
- Rối loạn nội tiết tố: Những người bị rối loạn nội tiết tố, cụ thể là rối loạn một số hormone, bao gồm ung thư tuyến thượng thận, hội chứng carcinoid – một loại khối u của tuyến nội tiết thần kinh và cường giáp sẽ dẫn đến trạng thái đổ mồ hôi bất thường của cơ thể. Ngoài ra, nồng độ estrogen có trong hormone của nữ và progesterone có ở nam giảm khiến khu vực điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tiết nhiều mồ hôi để làm mát.
Ngoài ra, toát mồ hôi khi ngủ còn có thể do một số bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm tủy xương, HIV/AIDS...; các bệnh về thần kinh như đột quỵ, rỗng tủy...gây ra. Để biết chính xác nguyên nhân gây toát mồ hôi khi ngủ, người bệnh cần tới thăm khám bác sĩ để được xử lý kịp thời tình trạng này.
Toát mồ hôi khi ngủ có nhiều dạng và ở mỗi dạng có những dấu hiệu khác nhau. Sau đây là một vài dạng toát mồ hôi khi ngủ phổ biến và các biểu hiện cụ thể ở các dạng này.
Đây là tình trạng có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Biểu hiện cụ thể của toát mồ hôi ở đầu khi ngủ là:
- Đối với người lớn: Nếu những đối tượng là người lớn gặp tình trạng đổ mồ hôi khi ngủ ở đầu, đặc biệt là khi thời tiết lạnh mà vẫn đổ mồ hôi thì cần tới các cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt vì rất có thể đây là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm nào đó.
- Đối với trẻ em: Tình trạng toát mồ hôi khi ngủ ở đầu rất phổ biến ở trẻ em do hệ thần kinh chưa hoàn thiện sau khi chào đời và tình trạng này sẽ dần biến mất khi trẻ lớn lên. Vì vậy, các bố mẹ không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu tình trạng toát mồ hôi ở đầu khi ngủ kéo dài và trong lúc ngủ lượng mồ hôi toát ra trên đầu nhiều hơn mức bình thường hoặc khi trời lạnh trẻ vẫn bị đổ mồ hôi thì không nên chủ quan. Lúc này, các phụ huynh cần kiểm tra phòng ốc, giường chiếu xem có thông thoáng không và sau đó cần kiểm tra sức khỏe để có thể tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Tình trạng toát mồ hôi khi ngủ ở cổ ít xảy ra do tuyến mồ hôi ở cổ không nhiều. Vì vậy, nếu phát hiện bị toát mồ hôi khi ngủ ở cổ thì rất có thể cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố nên người bệnh cần gặp bác sĩ để khám tổng quát nội tiết toàn diện và điều trị kịp thời.
Phong thấp có thể dẫn tới tình trạng toát mồ hôi ở chân tay. Tuy nhiên, nếu toát mồ hôi khi ngủ, đặc biệt là lúc ngủ say, chân tay bị toát mồ hôi nhưng người bệnh lại cảm thấy lạnh thì dấu hiệu này không phải là đổ mồ hôi bình thường ở những người bị phong thấp.
Vì vậy, khi bị toát mồ hôi ở chân tay khi ngủ, bạn nên tìm ra nguyên nhân cụ thể và tìm cách để chấm dứt nó.
Cũng giống như ở cổ, ở lưng cũng có rất ít tuyến mồ hôi nên nếu toát mồ hôi ở lưng khi ngủ thì nhiều khả năng cơ thể đang bị suy nhược, mệt mỏi. Do đó, cần đảm bảo ăn uống đầy đủ, khoa học và ngủ đủ giấc giúp nhuận âm bổ dương để giảm thiểu triệu chứng này.
Toát mồ hôi khi ngủ gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Không những vậy, toát mồ hôi khi ngủ có thể còn là biểu hiện của những bệnh lý khác nhau. Vì thế, cần có hướng điều trị kịp thời khi gặp tình trạng này.
Toát mồ hôi khi ngủ có thể được khắc phục và chấm dứt hoàn toàn nếu biết được nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Dưới đây là các phương pháp khắc phục tình trạng toát mồ hôi khi ngủ tại nhà:
- Xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập khoa học: Kết hợp giữa ăn uống khoa học và luyện tập thường xuyên giúp cải thiện tình trạng toát mồ hôi khi ngủ. Theo đó, ưu tiên tiêu thụ các thực phẩm thanh mát, hạn chế các thức ăn có mùi, thức ăn nóng và các chất kích thích để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi ngay cả khi đang ngủ.
- Chọn trang phục thoải mái, mát mẻ: Khi ngủ, nên lựa chọn các loại trang phục mỏng, nhẹ, thoáng khí, ưu tiên các trang phục có chất liệu bằng cotton, vải lanh, vải sợi thưa.
- Tạo không gian phòng ngủ thoáng mát: Phòng ngủ thông thoáng, giường nệm thoáng khí sẽ giúp cải thiện tình trạng toát mồ hôi khi ngủ.
- Tinh thần thoải mái: Việc hạn chế căng thẳng, stress cũng giúp ích rất nhiều trong việc khắc phục chứng toát mồ hôi khi ngủ. Theo đó, bạn có thể thực hành vài bài yoga nhẹ hoặc ngồi thiền trước khi ngủ.
Trên đây là một số phương pháp khắc phục tình trạng toát mồ hôi khi ngủ tại nhà đơn giản. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu bị toát mồ hôi quá nhiều khi ngủ, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám vì rất có thể tình trạng này phản ánh bệnh lý nào đó.
Toát mồ hôi khi ngủ có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều người. Với trẻ em, khả năng điều chỉnh thân nhiệt vẫn còn non nớt. Trẻ thường ra mồ hôi trộm để tự cân bằng nhiệt độ cơ thể. Vì thế, trẻ toát mồ hôi khi ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu trẻ bị toát mồ hôi quá nhiều một cách bất thường thì bố mẹ cần thận trọng vì đây rất có thể là biểu hiện của các căn bệnh như chứng tăng tiết mồ hôi, còi xương, lao sơ nhiễm,…
Vậy toát mồ hôi khi ngủ với người lớn có nguy hiểm không? Câu trả lời cho câu hỏi này là có nếu toát mồ hôi không phải là do nắng nóng, đắp nhiều chăn. Theo đó, tình trạng toát mồ hôi khi ngủ xuất hiện nhiều lần chứng tỏ cơ thể đang có vấn đề về sức khỏe và có nguy cơ mắc các căn bệnh như hội chứng tăng tiết mồ hôi, bị hạ đường huyết, tiền mãn kinh, cường giáp, khối u ác tính, …
Hiện tượng ra mồ hôi trộm khi ngủ là tình trạng cơ thể bị tiết ra mồ hôi trong trạng thái hoàn toàn tĩnh và thời tiết lạnh. Đây là biểu hiện sinh lý bình thường, cơ thể tự hạ nhiệt độ khi bạn đắp chăn quá dày hoặc mặc quá nhiều quần áo khi ngủ.
Tuy nhiên, nếu sau khi tỉnh dậy vẫn còn tình trạng toát mồ hôi nhiều thì cần phải thăm khám bác sĩ vì nhiều khả năng là d bị sốt, nhiễm trùng, bị nhồi máu cơ tim hoặc rối loạn nội tiết tố…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người bị toát mồ hôi khi ngủ nên ăn những món ăn thanh mát, có tác dụng giải độc, bổ thận như cháo hẹ, cháo cá quả, nước đậu đen, canh rau ngót,…
Như vậy, tình trạng toát mồ hôi khi ngủ là quá trình bài tiết bình thường của cơ thể và thông thường không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu lượng mồ hôi trong cơ thể tiết ra nhiều hơn mức bình thường thì lại là biểu hiện của bệnh lý cần được chữa trị.