Tình trạng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh Covid-19?

Tình trạng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh Covid-19?
Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với việc duy trì cơ thể khoẻ mạnh gồm cả hệ thống miễn dịch giúp ngăn ngừa bệnh đặc biệt khi dịch Covid-19 đang diễn ra.

Bệnh Covid-19 đang diễn ra, dinh dưỡng được biết là một trong những yếu tố chính và là nguy cơ phát triển bệnh nặng gồm cả tình trạng béo phì và suy dinh dưỡng.

Mới đây, nhóm các nhà nghiên cứu tại Trường Vệ sinh & Y học Nhiệt đới London và Đại học Oxford muốn cung cấp một đánh giá có hệ thống về bằng chứng mới nhất về việc suy dinh dưỡng ở tất cả các dạng, bao gồm suy dinh dưỡng, béo phì và tình trạng vi chất dinh dưỡng, có thể ảnh hưởng đến tính nhạy cảm như thế nào? Và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của dinh dưỡng với bệnh COVID-19.

Tình trạng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh Covid-19? - Ảnh 2.

Dinh dưỡng có ảnh hưởng đến bệnh Covid-19 như thế nào? - Ảnh Internet

1. Dinh dưỡng và COVID-19

Sự lây lan liên tục của hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng virus SARS-CoV-2, loại virus gây ra bệnh COVID-19, đã dẫn đến một đại dịch toàn cầu.

Hiện nay, số ca nhiễm bệnh Covid-19 đã lên tới 196 triệu ca, số ca tử vong lên đến 4,19 triệu. Đại dịch vẫn đang tiếp tục gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần của mọi người trên toàn thế giới.

Một vài nghiên cứu đã cho thấy liên kết các yếu tố nguy cơ liên quan đến dinh dưỡng và sự tiến triển của COVID-19. Trong thời điểm này, đại dịch còn làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở người dưới nhiều hình thức.

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng suy dinh dưỡng do sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp và các thị trường, giá cả thực phẩm hoặc thực phẩm thiết yếu giàu dinh dưỡng bị thiếu trong thời gian dài.

Thực tế, việc có thể hiểu đúng mối liên hệ giữa tình trạng dinh dưỡng và nguy cơ bệnh COVID-19 là rất quan trọng để đưa ra các khuyến nghị về dinh dưỡng đối với mọi người.

Tình trạng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh Covid-19? - Ảnh 3.

Sơ đồ tổng quan thể hiện các khái niệm chính rút ra từ các nghiên cứu được thực hiện - Ảnh Internet

Đọc thêm:

Dinh dưỡng phục hồi sau điều trị COVID-19

Thói quen uống rượu có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề về sức khỏe trong dịch Covid-19

2. Các nghiên cứu được thực hiện

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí preprint medRxiv, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp thông tin về 13 thành phần liên quan đến dinh dưỡng và mối quan hệ của chúng với COVID-19: Tình trạng thừa cân, béo phì và tiểu đường, suy dinh dưỡng protein-năng lượng, vitamin A, C, D và E, thiếu máu, sắt, selen, kẽm, axit béo không bão hòa đa, chất chống oxy hóa và hỗ trợ dinh dưỡng.

Trong số rất nhiều các bài báo, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các nghiên cứu bao gồm một loạt các bằng chứng cơ học và quan sát để nhấn mạnh vai trò của dinh dưỡng đối với tính nhạy cảm và sự tiến triển của COVID-19. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế bằng chứng rằng việc bổ sung liều cao các vi chất dinh dưỡng này có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nghiên cứu hiện tại tổng hợp thông tin để thêm vào các đánh giá hiện có, đưa 13 đánh giá có hệ thống thành một. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết cho đến nay, không có bằng chứng thuyết phục nào hỗ trợ các liệu pháp dinh dưỡng mới trong cuộc chiến với COVID-19.

Nhóm nghiên cứu cho rằng các chiến lược y tế cộng đồng để giảm thiểu tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng và suy dinh dưỡng vẫn là điều cần thiết. Hơn nữa, ngăn ngừa béo phì và bệnh tiểu đường loại 2 cũng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng.

"Cho đến nay, không có bằng chứng nào ủng hộ việc áp dụng các liệu pháp dinh dưỡng mới, mặc dù kết quả của các thử nghiệm lâm sàng đang được mong đợi. Nhóm nghiên cứu kết luận trong nghiên cứu này, tình trạng thừa dinh dưỡng vẫn còn rất quan trọng, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ các bệnh do virus khác gây ra".

Tình trạng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh Covid-19? - Ảnh 4.

Bệnh Covid-19 đang diễn ra, dinh dưỡng được biết là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh - Ảnh Internet

3. Suy dinh dưỡng và ảnh hưởng khi mắc Covid-19

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports thì người lớn và trẻ em nếu có tiền sử bị suy dinh dưỡng bị nhiễm bệnh Covid-19 thì nguy cơ tử vong sẽ cao hơn và cần phải thở máy.

Suy dinh dưỡng là nguyên nhân làm cản trở hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch và điều này còn được biết làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng đối với các loại virus khác. Tuy nhiên, về ảnh hưởng lâu dài của tình trạng suy dinh dưỡng đối với người bệnh Covid-19 lại ít rõ ràng hơn.

Trong một nghiên cứu, Louis Ehwerhemuepha và các đồng nghiệp đã điều tra mối liên hệ giữa chẩn đoán suy dinh dưỡng và mức độ nghiêm trọng sau đó của COVID-19. Việc sử dụng hồ sơ y tế của 8.604 trẻ em và 94.495 người lớn (trên 18 tuổi) nhập viện với COVID-19 ở Hoa Kỳ từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020. Bệnh nhân với chẩn đoán suy dinh dưỡng giữa năm 2015 và 2019 được so sánh với những bệnh nhân không bị suy dinh dưỡng.

Tình trạng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh Covid-19? - Ảnh 5.

Các nhà nghiên cứu đưa ra khuyến nghị rằng việc thực hiện các can thiệp y tế cho các đối tượng có nguy cơ suy dinh dưỡng cao - Ảnh Internet

Kết quả cho thấy rằng:

- Trong số 520 (6%) trẻ bị COVID-19 nặng, 39 trẻ (7,5%) đã được chẩn đoán suy dinh dưỡng trước đó, so với 125 (1,5%) trong số 7.959 (98,45%) trẻ bị COVID-19 nhẹ.

- Con số ở người lớn có 11.423 (11%) người lớn bị COVID-19 nặng, 453 (4%) đã được chẩn đoán suy dinh dưỡng trước đó, so với 1.557 (1,8%) trong số 81.515 (98,13%) người lớn bị COVID-19 nhẹ.

Sau kết quả nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu cho biết rằng, trẻ em trên 5 tuổi và người lớn từ 18 đến 78 tuổi cần được chẩn đoán liệu có đang bị suy dinh dưỡng hay không và phát hiện được tỉ lệ mắc Covid-19 nặng hơn không so với những trẻ không có tiền sử bị suy dinh dưỡng cùng nhóm tuổi.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Covid-19 chuyển biến nặng là trẻ dưới 5 tuổi và người cao tuổi trên 79 tuổi.

Điều này khiến các nhà nghiên cứu đưa ra khuyến nghị rằng việc thực hiện các can thiệp y tế cho các đối tượng có nguy cơ suy dinh dưỡng cao cũng là một cách giúp giảm thiểu nguy cơ mắc Covid19 trong nhóm này.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.news-medical.net/news/20201022/Nutritional-status-may-impact-susceptibility-to-COVID-19-study-says.aspx

2. https://www.news-medical.net/news/20210722/Study-reveals-potential-long-term-effects-of-malnutrition-on-COVID-19-outcomes.aspx


Tác giả: N.Mai