Tin xấu: Quang Hải tạm biệt Sea games vì đa chấn thương, nguy cơ không kịp tham dự VCK U23 Châu Á

Tin xấu: Quang Hải tạm biệt Sea games vì đa chấn thương, nguy cơ không kịp tham dự VCK U23 Châu Á
Theo thông tin từ Manila, chấn thương của Quang Hải không chỉ dừng lại ở chớm rách cơ đùi sau mà còn bị tổn thương cơ háng và sụn đầu gối. Điều này đồng nghĩa U22 Việt Nam sẽ phải tạm biệt thủ quân của mình trên hành trình còn lại ở Sea Games.

Chấn thương của Quang Hải nặng hơn chẩn đoán ban đầu

Trong ngày 4/12, sau khi chụp MRI tại bệnh viện Manila Doctors Hospital, các bác sỹ chẩn đoán Hải bị chớm rách cơ đùi sau (rách cơ cấp độ 1) và cần nghỉ thi đấu từ 6-8 ngày để bình phục.

images1573178_DONG6964_1

Quang Hải rời sân phút 22 sau pha va chạm với đội trưởng U22 Singapore

Tuy nhiên mới đây, theo nguồn tin từ Manila, đội trưởng của U22 Việt Nam được chẩn đoán dính đa chấn thương gồm: chớm rách cơ đùi sau, tổn thương cơ háng và tổn thương sụn đầu gối. Các bác sỹ yêu cầu Quảng Hải phải nghỉ trong vòng ít nhất 1 tháng. Điều này có nghĩa hành trình còn lại của U22 Việt Nam tại Sea Games sẽ thiếu đi người lĩnh xướng hàng công.

Quang Hải còn có nguy cơ bỏ lỡ vòng chung kết U23 Châu Á, giải đấu sẽ khởi tranh vào ngày 8/1 năm sau. Đây sẽ là mất mát rất lớn của U23 Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến tham vọng của đội tại giải đấu mà ta đang là Đương kim Á quân. Cũng theo nguồn tin này, ngày 15/12 sau khi hoàn thành Sea Games, toàn đội sẽ di chuyển sang Hàn Quốc để tập huấn và Hải "con" sẽ được chữa trị tại đây.

Phân tích độ nguy hiểm những chấn thương Hải đang mắc phải

Trước tiên ta cần nhìn lại pha va chạm trực tiếp dẫn đến chấn thương của Quang Hải. Sau pha bứt tốc, anh gặp sự truy cản của Infan Fandi. Một lực tì vai vừa đủ tác động từ bên phía hông trái của Hải "con", đầu gối của Hải đập mạch xuống nền đất cứng của sân cỏ nhân tạo (dẫn đến tổn thương sụn chêm đầu gối), kéo theo đó là vặn xoắn cơ đùi trái dẫn đến chấn thương của cơ đùi sau và cơ háng (cơ khép).

vnpquang_hai_0412

Biểu cảm trên gương mặt của Quang Hải sau pha va chạm cho thấy anh ý thức được mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

Chớm rách cơ đùi sau (hamstring)

Nhóm cơ đùi sau, hay còn gọi là Hamstring là nhóm cơ mà các cầu thủ chơi bóng đá phải làm việc cùng rất nhiều. Rách nhóm cơ đùi sau dễ xuất hiện khi cầu thủ tăng tốc và dừng lại đột ngột. Nó có thể xảy ra cấp tính khi vận động mạnh và mãn tính khi các chấn thương nhỏ được lặp lại nhiều lần. Rách cấp tích thường xuất hiện trên nền mãn tính.

Ví dụ, với các cầu thủ bóng đá, rách độ 1 họ chỉ được nghỉ 1 trận trong 7 ngày (chẩn đoán ban đầu của Quang Hải), nhưng chấn thương nhỏ này cứ theo họ đến suốt mùa giải, đến khi thi đấu với tần suất lớn, vét rách mở rộng, dẫn đến rách cấp 2 và cấp 3. Trong đó rách cấp 3 là vô cùng nghiêm trọng, cầu thủ phải làm phẫu thuật để nối lại bó cơ.

hamstring

Một nguyên nhân dẫn đến chấn thương của Hải còn bởi nền đất cứng của sân cỏ nhân tạo. Trên nền cỏ tự nhiên, nền đất mềm hơn, cầu thủ thoải mái dừng và chuyển hướng đột ngột để lừa đối phương. Tuy nhiên nền đất cứng tại Sea Games khiến các cầu thủ rất rén khi làm những động tác này.

Năm 2016, Ronaldo từng gặp chấn thương tương tự. Ban đầu anh được chẩn đoán chỉ là căng cơ đùi sau. Nhưng do thấy không ổn tại buổi tập cuối, anh buộc phải làm khán giả trong trận đấu tiếp theo gặp ManC tại bán kết Champions League và quyết định phải dùng liệu pháp tế bào gốc để kịp bình phục trấn thương.

Tổn thương cơ háng (cơ khép)

Chấn thương cơ háng là chấn thương rất nhạy cảm với cầu thủ bóng đá. Đây là búi cơ gắn trực tiếp vào xương chậu trong cơ thể. Nếu cơ đùi sau liên quan đến bứt tốc và chuyển hướng, cơ háng quyết định cú sút, ra chân mạnh yếu thế nào. Cơ háng và cơ đùi là 2 nhóm cơ vận động nhiều nhất khi chúng ta chuyển động, và khi tổn thương cơ háng đồng nghĩa với việc bước đi cũng khó khăn, chưa nói gì đến sút bóng.

Đây là một chấn thương nặng, người bị tổn thương cơ háng cần có một khoảng thời gian đủ dài để điều trị, cùng với việc hạn chế đi lại và giữ gìn rất kĩ. Các cầu thủ Việt Nam như Hoàng Thịnh, Xuân Trường cũng gặp những chấn thương tương tự và đều phải nghỉ thi đấu trong thời gian dài.

Tổn thương sụn đầu gối

Các cầu thủ đều coi đầu gối là phần rất quan trọng và lo sợ chấn thương cho vùng này. Khi các cầu thủ trụ trên mặt đấy và xoay người lừa bóng, chủ yếu là phần khớp gối xoay. Khớp gối càng linh hoạt, lừa bóng càng dẻo, nhưng nguy cơ chấn thương cũng càng cao.

Hiện nay chưa có thông tin chính thức cho biết tổn thương sụn đầu gối của Quang Hải là phần nào, nhưng nếu đấy là sụn chêm thì đây thực sự là tin không vui. Sụn chêm là nhóm bộ 3 tai họa ở đầu gối của các cầu thủ bóng đá gồm: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau và sụn chêm. Tổn thương sụm chêm là dấu hiệu đầu tiên của dây chằng chéo đang bị quá tải. Nếu một trong 2 dây chằng này bị đứt, các cầu thủ phải nghỉ thi đấu từ 8 tháng cho tới 1 năm.

dinh-trong-1559403792-width625height462

Rất may chấn thương của Quang Hải không nguy hiểm như của Đình Trọng

Nhìn theo hướng tính cực, Quang Hải kịp phát hiện ra chấn thương của mình tại sụn đầu gối. Nhiều cầu thủ sẽ bỏ qua những dấu hiệu này rồi bị đứt dây chằng và mẻ sụn chêm. Những ca chấn thương này xảy ra ngay trong đội tuyển Việt Nam với 2 cái tên là Phan Văn Đức và Trần Đình Trọng.

Tính từ kỳ tích Thường Châu 2018, Quang Hải đá 125 trận, thi đấu 10077 phút trên sân. Anh là nhân tố quan trọng của cả CLB Bóng đá Hà Nội, Đội tuyển Quốc gia và gánh cả lứa trẻ U23. Việc bị dính đa chấn thương này là cũng là dấu hiệu rõ nét anh đang bị quá tải sau một năm thi đấu liên tục không nghỉ. Hy vọng 1 tháng dưỡng thương này sẽ là thời gian quý giá để viên ngọc quý của bóng đá Việt Nam quay trở lại và rực rỡ hơn.

Tác giả: Hoàng Lân