Cơ thể của chúng ta chiếm 60% là nước. Trong đó 40% lượng nước này được tìm thấy bên trong các tế bào, trong một chất gọi là dịch nội bào (ICF). Phần còn lại được tìm thấy bên ngoài các tế bào trong các khu vực như máu, dịch tủy sống và giữa các tế bào. Chất lỏng này được gọi là dịch ngoại bào (ECF).
Vai trò của kali là chất điện phân chính trong ICF và nó quyết định lượng nước bên trong các tế bào. Tiêu thụ đúng lượng Kali sẽ giúp cho chất lỏng bên trong và bên ngoài được cân bằng. Duy trì cân bằng chất lỏng rất quan trọng cho sức khỏe tối ưu. Cân bằng chất lỏng kém có thể dẫn đến mất nước , do đó ảnh hưởng đến tim và thận.
Hệ thống thần kinh chuyển tiếp các thông điệp giữa não và cơ thể của bạn. Những thông điệp này được gửi dưới dạng xung thần kinh, giúp điều chỉnh các cơn co thắt cơ bắp, nhịp tim, phản xạ và nhiều chức năng cơ thể khác.
Các ion kali mang điện tích dương sẽ kích hoạt xung thần kinh. Có đủ Kali giúp cơ thể duy trì chức năng hệ thần kinh khỏe mạnh. Nồng độ kali trong máu thấp hoặc cao đều làm thay đổi điện tích của các tế bào thần kinh, ảnh hưởng đến các xung thần kinh, khiến việc truyền tín hiệu bị gián đoạn.
Quá trình tương tự như hệ thần kinh, vai trò của kali là cũng giúp duy trì nhịp tim đều đặn. Nồng độ kali trong máu thấp hoặc cao đều làm rối loạn nhịp tim. Khi tim hoạt động không đúng, máu bơm lên não và các cơ quan khác cũng bất thường, khiến cơ thể hoạt động không hiệu quả. Trong một số trường hợp, rối loạn nhịp tim có thể gây đột quỵ, dẫn đến tử vong đột ngột.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vai trò của kali còn có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ.
Trong một phân tích của 33 nghiên cứu bao gồm 128.644 người tham gia, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người ăn nhiều kali nhất có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 24% so với những người ăn ít nhất.
Ngoài ra, phân tích của 11 nghiên cứu với 247.510 người tham gia cho thấy những người ăn nhiều kali nhất có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 21% so với mức trung bình. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, một chế độ ăn giàu kali có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Nồng độ natri cao có thể làm tăng huyết áp. Vai trò của kali là có thể làm giảm huyết áp bằng cách giúp cơ thể loại bỏ lượng natri dư thừa.
Một phân tích của 33 nghiên cứu cho thấy, khi những người bị huyết áp cao tăng tiêu thụ kali thì huyết áp tâm thu của họ giảm 3,49 mmHg, trong khi huyết áp tâm trương của họ giảm 1,96 mmHg.
Trong một nghiên cứu vai trò của kali khác bao gồm 1.285 người tham gia ở độ tuổi từ 25 đến 64, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những người ăn nhiều kali nhất đã giảm huyết áp so với những người ăn ít nhất. Những người tiêu thụ nhiều nhất có huyết áp tâm thu thấp hơn 6 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn trung bình 4 mmHg.
Loãng xương là một tình trạng đặc trưng bởi xương rỗng và xốp, thường liên quan đến mức canxi thấp. Có nhiều nghiên cứu cho thấy, vai trò của kali là có thể giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương bằng cách giảm lượng canxi bị đào thải qua nước tiểu.
Trong một nghiên cứu vai trò của kali ở 62 phụ nữ khỏe mạnh ở độ tuổi từ 45 đến 55, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người ăn nhiều kali nhất có mật độ xương lớn nhất.
Trong một nghiên cứu khác với 994 phụ nữ tiền mãn kinh khỏe mạnh, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người ăn nhiều kali nhất có mật độ xương cao hơn ở lưng dưới và xương hông.
Canxi là một khoáng chất phổ biến trong quá trình hình thành sỏi thận. Có nhiều nghiên cứu cho thấy kali citrate làm giảm nồng độ canxi trong nước tiểu. Do đó, ăn nhiều loại trái cây và rau quả có chứa kali citrat có thể giúp phát huy vai trò của kali trong ngăn ngừa sỏi thận.
Trong một nghiên cứu kéo dài 4 năm ở 45.619 người đàn ông, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều kali hàng ngày có nguy cơ sỏi thận thấp hơn 51%.
Tương tự, trong một nghiên cứu kéo dài 12 năm ở 91.731 phụ nữ, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều kali hàng ngày có nguy cơ sỏi thận thấp hơn 35%.
Nguồn dịch: https://www.healthline.com/nutrition/what-does-potassium-do#section5