Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu khá cơ bản trong điều trị nha khoa. Tùy theo vị trí và hình dạng của chân răng mà tiểu phẫu sẽ khó hay dễ. sẽ quyết định mức độ khó hoặc dễ của ca phẫu thuật xử lý răng khôn. Việc tìm hiểu trước về quá trình tiểu phẫu nhổ răng khôn sẽ giúp bạn có một tâm lý ổn định để việc thực hiện được dễ dàng.
Răng số 8 mọc cuối cùng trên cung hàm thường được gọi là răng khôn. Chúng sẽ mọc trong khoảng thời gian từ 17 đến 25 tuổi, khi mà xương hàm ít tăng trưởng về kích thước.
Ở thời điểm này, chất lượng xương cũng cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ bên trên dầy chắc nên khiến răng khôn dễ bị lệch và ngầm.
Đọc thêm:
- Nhổ răng khôn kiêng gì? Những điều cần lưu ý sau khi nhổ răng khôn
- Sưng nướu răng khôn: Hướng dẫn cách trị sưng nướu răng khôn
Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng xương hàm của mỗi người, mà răng khôn có thể mọc thẳng hay lệch. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp răng khôn đều cần làm tiểu phẫu nhổ bỏ. Tiểu phẫu này chỉ nên được thực hiện khi:
- Bị sâu ở răng khôn.
- Các ổ mủ, u nang xuất hiện dưới răng khôn gây ra đau nhức, khó chịu.
- Nướu quanh răng khôn bị viêm, nhiễm trùng ngày càng nặng. Lợi sưng và đau gây khó khăn cho việc ăn uống.
- Răng khôn mọc lệch khiến răng số 7 bị hư tổn.
Cần lưu ý đối với những người có chứng máu khó đông. Những người này không nên thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khôn do máu khó đông sẽ không thể cầm máu trong quá trình thực hiện tiểu phẫu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tiểu phẫu răng khôn có đau không là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, câu trả lời cho việc có đau không là có. Tuy nhiên mức độ cơn đau còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng, tình trạng sức khỏe, tay nghề của bác sĩ nha khoa thực hiện, mức độ hiện đại của máy móc...
Hơn thế nữa, trước khi nhổ răng khôn, các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành gây tê nên bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau nhức gì. Kể cả sau khi thực hiện xong tiểu phẫu, các bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc giảm đau, tiêu viêm nên tình trạng đau nhẹ và sưng sẽ hết nhanh chóng.
Để thực hiện nhổ răng khôn, các bác sĩ sẽ tiến hành 2 bước bao gồm thăm khám và chuẩn bị, thực hiện tiểu phẫu.
Bước 1: Thăm khám và chuẩn bị
Bệnh nhân cần được khám và tư vấn cẩn thận trước khi thực hiện nhổ răng khôn. Đầu tiên nha sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng như tình trạng sâu răng, viêm lợi... Các nha sĩ cũng sẽ chụp X-quan toàn bộ hàm răng để kiểm tra và chẩn đoán chính xác hướng mọc cũng như vị trí và các xương hàm xung quanh răng.
Trong trường hợp bệnh nhân đang bị sưng đỏ hoặc có nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc để điều trị tình trạng viêm nhiễm nhằm đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất trong ngày phẫu thuật.
Một vài xét nghiệm cơ bản cũng được thực hiện như huyết áp, tốc độ đông máu, tiền sử dị ứng... để biết được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, tránh những biến chứng có thể xảy đến trong quá trình thực hiện.
Bước 2: Tiến hành tiểu phẫu
Thông thường, tiểu phẫu nhổ răng khôn sẽ được tiến hành vào buổi sáng, và khi tinh thần bệnh nhân được thoải mái. – khi mà người bệnh có tình trạng sức khỏe tốt nhất. Sau đó, bệnh nhân sẽ súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng và sát khuẩn vùng răng cần nhổ.
Để tiến hành, bác sĩ sẽ gây tê trên khu vực cần nhổ. Khoảng 5 phút sau đó, khi thuốc tê đã phát huy tác dụng, nha sĩ sẽ tách lợi và dây chằng cổ răng để mở ra một khoảng không đủ rộng.
Bác sĩ sử dụng kìm nhổ ra chiếc răng cần, sau đó khâu vết thương. Kết thúc ca tiểu phẫu, bệnh nhân sẽ cắn chặt bông để cầm máu.
Đa số các ca tiểu phẫu nhổ răng khôn sẽ kéo dài từ 25 đến 30 phút. Trong lúc nhổ răng bạn sẽ không cảm thấy đau vì ảnh hưởng của thuốc tê. Tùy vào thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ khuyến nghị sử dụng các chất gây tê và thuốc giảm đau phù hợp.
Tất cả các bệnh nhân đều sẽ cảm thấy hơi khó chịu sau khi nhổ răng khôn. Những triệu chứng bình thường và điển hỉnh sau khi nhổ răng bao gồm sưng đau, chảy máu và sẽ hết trong một thời gian ngắn. Sau khi hết thuốc tê, bác sĩ có thể chỉ định những thoại thuốc giảm đau và thuốc hỗ trợ để giảm nhẹ triệu chứng.
Sau 24 giờ đầu, các cục máu đông sẽ hình thành, có thể có cảm giác đau ở khu vực nhổ răng. Từ 2 đến 3 ngày sau đó, các ảnh hưởng như sưng miệng sẽ thuyên giảm.
Trong thời gian từ 7 đến 10 ngày, bệnh nhân có thể quay lại để cắt chỉ, khi này cảm giác cứng hàm và đau nhức sẽ biến mất.. Sau 2 tuần vết thương lành hẳn và việc sưng đau sẽ giảm bớt rất nhiều.
Với mỗi một bệnh nhân, thời gian phục hồi có thể sẽ khác nhau. Nếu cục máu đông bị bong ra khỏi vết thương, hoặc vết thương bị nhiễm trùng, quá trình phục hồi có thể mất nhiều thời gian hơn.