Đau đớn là một trong các triệu chứng rất thường gặp trong bệnh ung thư thực quản. Đau không gây nguy hiểm nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên đau lại là yếu tố hàng đầu khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị suy giảm. Vì thế giảm đau ung thư thực quản cho bệnh nhân là mục tiêu rất được quan tâm trong điều trị.
Hiện nay có nhiều phương pháp giảm đau ung thư thực quản khác nhau được sử dụng trên lâm sàng như sử dụng thuốc giảm đau, xạ trị và hóa trị,... Trong đó, sử dụng các loại thuốc giảm đau ung thư thực quản là phương pháp được sử dụng phổ biến hàng đầu.
- Chi phí khi sử dụng các loại thuốc giảm đau ung thư thực quản so với các phương pháp giảm đau khác là chi phí thấp hơn nhiều. Đây là yếu tố thuận lợi để nhiều bệnh nhân có thể sử dụng lâu dài, đặc biệt là các bệnh nhân có điều kiện kinh tế khó khăn.
- Hầu hết các loại thuốc giảm đau ung thư thực quản đều có thể phát huy hiệu quả giảm đau khá nhanh sau khi sử dụng. Điều này khiến bệnh nhân có thể giảm đau một cách nhanh chóng.
Tuy rằng có thể phát huy hiệu quả nhanh, tuy nhiên hiệu quả của các loại thuốc giảm đều kết thúc khá nhanh sau khi sử dụng. Do vậy bệnh nhân sẽ phải thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau.
- Các loại thuốc giảm đau ung thư thực quản cần được sử dụng cố định theo lịch cụ thể, không nên để đến lúc đau mới sử dụng thuốc.
- Thuốc giảm đau ung thư thực quản được lựa chọn sử dụng phải dựa trên mức độ đau của bệnh nhân.
- Ưu tiên sử dụng các loại thuốc giảm đau bằng đường uống trước khi sử dụng bằng đường tiêm, truyền.
Paracetamol và các thuốc kháng viêm giảm đau không Steroid
Paracetamol và các thuốc kháng viêm giảm đau không Steroid (meloxicam, ibuprofen, idomethacin,...) là nhóm thuốc giảm đau ung thư thực quản thường được sử dụng đầu tiên cho bệnh nhân. Ngoài tác dụng giảm đau, các thuốc kháng viêm không Sterroid còn có hiệu quả tích cực trong kháng viêm.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra đối với bệnh nhân khi giảm đau ung thư thực quản bằng paracetamol và các thuốc kháng viêm giảm đau không Steroid là gây độc gan, tổn thương đường tiêu hóa, suy thận, chảy máu,...
Các thuốc Opioid
Khi bệnh nhân có những cơn đau quá nặng, thuốc giảm đau kháng viêm không Steroid và paracetamol không đem lại được hiệu quả giảm đau mong muốn, bệnh nhân có thể sẽ được cho sử dụng các thuốc opioid để giảm đau ung thư thực quản (chủ yếu gồm moorphin và các dẫn xuất của moorphin).
Một số tác dụng phụ khi sử dụng các opioid có thể xảy ra đối với bệnh nhân khi sử dụng các loại thuốc opioid để giảm đau ung thư thực quản là say, ngủ gà, táo bón và buồn nôn.
Đã có nhiều nghiên cứu về khả năng nghiện thuốc khi sử dụng opioids để giảm đau cho thấy, trong 11.982 người bệnh sử dụng các thuốc opioids để giảm đau ung thư (trong đó có ung thư thực quản) chỉ có 4 người bệnh nghiện thuốc thực sự. Do vậy, tình trạng nghiện thuốc khi sử dụng có tỉ lệ rất thấp và không phải là vấn đề quá đáng ngại.
Có thể thấy rằng, sử dụng thuốc giảm đau ung thực quản là phương pháp giảm đau được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên để sử dụng thuốc giảm đau ung thư thực quản hiệu quả, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ dựa trên tình hình bệnh thực tế của người bệnh.